10 Câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng hay dùng và ý nghĩa đằng sau không phải ứng viên nào cũng biết

17.05.2019 3243 bientap

Vì sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí công việc này? Bạn làm gì để cải thiện điểm yếu của mình? Bạn có đang phỏng vấn với công ty nào khác nữa không?... là những câu hỏi phỏng vấn thường được sử dụng. Vì sao nhà tuyển dụng lại hay dùng những câu hỏi này – cùng Vieclamnhamay.vn đi tìm câu trả lời nhé!

10 Câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng hay dùng và ý nghĩa đằng sau không phải ứng viên nào cũng biết
Mỗi câu hỏi được nhà tuyển dụng hay dùng đều có ẩn ý nhất định

► Vì sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí công việc này?

Nhà tuyển dụng muốn bạn đưa ra những lý do thật cụ thể để thuyết phục họ rằng bạn thật sự là người phù hợp nhất cho vị trí ứng tuyển. Đồng thời cũng là để kiểm tra xem những gì bạn nói có khớp với nội dung đã trình bày trong CV hay không.

► Bạn làm gì để cải thiện điểm yếu của mình?

Khi đặt ra câu hỏi mình, nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên phải chủ động nhận thức được đâu là những điểm hạn chế của bản thân. Bạn đừng sa đà vào việc mô tả điểm yếu, hãy tập trung nhấn mạnh vào những gì bạn đã, đang và sẽ làm để cải thiện điều đó. Nếu điểm yếu của bạn là chưa giao tiếp giỏi bằng tiếng Anh thì cách khắc phục của bạn có thể là: bắt chuyện với người nước ngoài, xem các game show bằng tiếng Anh…

► Nêu một ví dụ cụ thể chứng minh bạn đã chủ động thế nào trong công việc?

Trong mọi công việc, hầu hết nhà tuyển dụng đều muốn tìm nhân viên có tính cách chủ động, có suy nghĩ và phương án giải quyết sáng tạo, mang tính đa chiều chứ không phải dạng “cầm tay chỉ việc” hay “chỉ đâu đánh đó”. Nhà tuyển dụng cũng mong muốn ứng viên sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của mình để chứng minh tính năng động và khả năng tận dụng những công cụ xung quanh để đạt kết quả công việc tốt nhất.

10 Câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng hay dùng và ý nghĩa đằng sau không phải ứng viên nào cũng biết
Một ứng viên chủ động trong công việc chắc chắn sẽ làm việc hiệu quả

► Bạn đã từng gặp tình huống bất hòa với sếp cũ chưa?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ không mong muốn nghe những câu chuyện tiêu cực. Vì vậy, đừng bao giờ “nói xấu” về người sếp trước của bạn vì biết đâu sếp cũ và thành viên ban phỏng vấn là người quen, bạn bè của nhau. Hãy nên tập trung vào cách bạn đã giải quyết mâu thuẫn (nếu có) giữa bạn và sếp cũ như thế nào. Bởi nhà tuyển dụng quan tâm tới khả năng thích nghi và ứng xử của ứng viên, đặc biệt với người sếp trực tiếp.

► Vì sao bạn nghỉ việc ở chỗ cũ?

Nhà tuyển dụng muốn nghe lý do chuyển đổi môi trường làm việc để xem bạn có phải là người có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hay không – hay chỉ là ứng viên thích nhảy việc một cách vô tội vạ. Đồng thời cũng để xem ứng viên nhìn nhận như thế nào về môi trường làm việc cũ. Điều lưu ý là bạn tuyệt đối không được nói xấu sếp hay đồng nghiệp cũ.

► Đồng nghiệp – những người xung quanh đánh giá bạn là người như thế nào?

Đánh giá của những người xung quanh về bạn sẽ mang tính giá trị hơn nhiều so với việc bạn tự đánh giá về mình. Khi trả lời, bạn đừng chỉ chăm chăm nêu ra những đánh giá tốt, có thể nêu cả những đánh giá chưa được tốt (nhưng không được có ảnh hưởng lớn hoặc trực tiếp đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển) để nhà tuyển dụng thấy được sự trung thực ở bạn.

10 Câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng hay dùng và ý nghĩa đằng sau không phải ứng viên nào cũng biết
Ứng viên cần trả lời một cách trung thực các câu hỏi phỏng vấn

► Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?

Đây là lúc nhà tuyển dụng muốn xem xem bạn có thật sự muốn gắn bó với công việc này và mức độ “trung thành” của bạn. Ngoài ra, khả năng định hướng nghề nghiệp rõ ràng cũng là điều nhà tuyển dụng hướng tới.

► Bạn trông đợi mức lương như thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn nêu khéo léo đưa ra những bằng chứng về năng lực và điểm mạnh của mình, đồng thời nhẹ nhàng đẩy “quả bóng” này lại cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể trả lời: “Đây là thế mạnh của em và em nghĩ công ty cũng đã có khung lương cụ thể cho vị trí này. Em hy vọng công ty sẽ xem xét mức lương phù hợp với năng lực của em.” Nếu nhà tuyển dụng vẫn muốn bạn trả lời, lúc này, thông tin đã tìm hiểu trước sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Bạn cần tìm hiểu hiện tại mức lương trung bình cho vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển là bao nhiêu, để từ đó bạn có thể đưa ra mức đề nghị cao hơn 1 tí để quá trình đàm phán lương bắt đầu nếu cầu thiết. Nhà tuyển dụng cũng có thể thông qua việc này để xem bạn cập nhật thông tin thị trường tới mức nào.

► Bạn có đang phỏng vấn với công ty nào khác nữa không?

Câu trả lời của bạn có thể là có, nhưng cần phải để nhà tuyển dụng biết rằng bạn đang xem họ như một sự lựa chọn tốt nhất của mình ở thời điểm hiện tại. Đôi khi ban phỏng vấn cũng muốn đánh giá mức độ chủ động của bạn trong quá trình tìm việc nữa đấy.

► Bạn có thắc mắc nào muốn hỏi không?

Đây cũng là một câu hỏi mà qua đó, nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về thông tin công ty cũng như mức độ cập nhật thông tin thị trường của bạn đối với tình hình của công ty. Hãy tận dụng nó như một cơ hội để hỏi những điều bạn quan tâm đến định hướng của công ty cũng như vị trí công việc mà có thể bạn sẽ được đảm nhận.


Nếu bạn là ứng viên tìm việc, nên tìm hiểu ý nghĩa đằng sau của những câu hỏi phỏng vấn hay dùng của nhà tuyển dụng để trả lời một cách đúng trọng tâm và ghi được điểm ấn tượng. Vieclamnhamay.vn mong rằng nếu bạn đã biết cách chuẩn bị cho buổi phỏng vấn một cách kỹ lưỡng thì sẽ nhanh chóng tìm được việc làm như mong muốn.

Ms. Công nhân

4.4 (724 đánh giá)
10 Câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng hay dùng và ý nghĩa đằng sau không phải ứng viên nào cũng biết 10 Câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng hay dùng và ý nghĩa đằng sau không phải ứng viên nào cũng biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Trong môi trường sản xuất công nghiệp, công nhân bảo trì nhà máy đóng vai trò sống còn giữ cho dây chuyền vận hành liên tục và ổn định. Tuy nhiên, để...

26.06.2025 122

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Kế toán giá thành trong nhà máy là vị trí đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát chi phí sản xuất và tính toán lợi nhuận của doan...

25.06.2025 97

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu (NVL) là vị trí quan trọng trong bộ phận kế toán, đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy. Việc quản lý chính xác nguy...

24.06.2025 121

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Trong lĩnh vực sản xuất hiện đại, kỹ sư IE là người chịu trách nhiệm chính trong việc tối ưu hóa năng suất, định mức lao động và cải tiến quy trình. Đ...

23.06.2025 72