3.700 công nhân sống “vật vờ” vì bị treo lương 5 tháng
05.04.2017 4659 bientap
Suốt 5 tháng qua, gần 3.700 công nhân, người lao động làm việc cho các công ty Thủy nông trên địa bàn Hà Nội phải sống trong hoàn cảnh vật vờ vì bị treo lương.
Ảnh Internet
Được biết, các công ty Thủy nông trên địa bàn Hà Nội “treo” lương công nhân suốt 5 tháng qua là do nhiều nguyên nhân, trong đó những vướng mắc về các chính sách miễn, giảm thủy lợi phí của chính phủ.
Ông Đặng Tuấn Hùng – đại diện Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Tích cho biết, do UBND TP Hà Nội chưa quyết định đặt hàng dịch vụ thủy lợi năm 2017 và cũng chưa tạm ứng kinh ứng thực hiện nhiệm vụ của năm nên các công ty Thủy nông không có nguồn kinh phí để trả lương cho công nhân.
Việc chậm lương gần 5 tháng nay đã khiến cho hàng nghìn công nhân phải sống lao đao, nhiều gia đình buộc phải đi vay để chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu trong gia đình. Không chỉ là treo lương, mọi chế độ phúc lợi xã hội mà công nhân được hưởng cũng không được chi trả một một đồng nào.
Ảnh nguồn Internet
Xem thêm: Cơ hội xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2017 thuộc về ai?
Ông Nguyễn Kim Hạ - công nhân thủy nông Hà Nội cho biết: “Dịp Tết vừa rồi, anh em công nhân chẳng nhận được bất cứ đồng tiền thưởng nào đã đành, mà lương chờ hoài cũng chẳng thấy. Nhiều cháu thanh niên phải đi vay tiền ăn cơm trưa hay đổ xăng xe…”. Bi đát hơn là hoàn cảnh của anh Nguyễn Đức Long. Vợ mất sớm, nguồn sống của gia đình đều sống nhờ vào đồng lương công nhân của anh. Thế nhưng nhiều tháng nay, anh Long phải chạy ăn từng bữa, vay mượn đủ nguồn để lo cho mẹ già, con nhỏ.
Ảnh nguồn Internet
Dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu đơn vị nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường cho người lao động?
Theo như quy định trong Luật lao động năm 2005, nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động phải trả thêm 1 khoản phí ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần tiền gửi kỳ hạn 1 tháng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương. Nếu ngân hàng nhà nước không quy định lãi suất trần thì lãi suất được tính theo của ngân hàng thương mại – nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch tại thời điểm trả lương.
Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Đặng Thị Tâm – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, các công ty Thủy nông trên địa bàn Hà Nội có đầy đủ tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ lương công nhân theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Những quy định về luật lao động mà công nhân cần biết
Ms.Công nhân