4 kỹ năng ứng viên mới ra trường cần có
05.01.2018 4747 haiyen.tran37
Những kỹ sư mới ra trường luôn có rất nhiều mong muốn, rất nhiều hoài bão. Nhưng ước mơ thì không đơn giản để thực hiện. Cần cả một quá trình cố gắng bền bỉ. Ngoài những kiến thức chuyên môn thì các tân kỹ sư cần có những kỹ năng nhất định để bước vào con đường sự nghiệp đầy chông gai.

Kỹ năng xin việc
Có cái gọi là kỹ năng xin việc sao ? Cho dù bạn có năng lực bạn cũng cần phải chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn có năng lực hay có khả năng phát triển thì họ mới trao cho bạn cơ hội. Còn nếu bạn luôn vỗ ngực cho rằng “ Tôi tài giỏi” nhưng nhà tuyển dụng không cho rằng như vậy thì bạn vẫn bị từ chối. Vậy kỹ năng xin việc là như thế nào. Đó là từng kỹ năng nhỏ nhất như kỹ năng viết CV, viết đơn xin việc, kỹ năng trả lời phỏng vấn, kỹ năng thu thập thông tin…Đây là những kỹ năng để bạn thuyết phục được nhà tuyển dụng chọn mình chứ không phải những ứng viên khác. Để có những bước thuận lợi nhất, được trúng tuyển vào những vị trí làm việc ưng ý thì các bạn cần lưu ý kỹ những kỹ năng này.
Ngoại ngữ
Trình độ chuyên môn của các kỹ sư ngày càng cao, nếu bạn không đạt ra yêu cầu cao cho chính bản thân mình thì việc bạn thất nghiệp hay chỉ làm những công việc nhỏ nhoi, không tương lai là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ngoại ngữ dùng dể giao tiếp bạn cũng cần thạo ngoại ngữ chuyên nghành, đủ để đọc hiểu các tài liệu nước ngoài. Đây là điều cần thiết trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, yêu cầu cao. Nếu bạn muốn làm việc tại những công ty lớn, những vị trí làm việc có tương lai hãy cố gắng trau dồi thành thạo ít nhất một ngoại ngữ nhé.
Xem thêm: Tin Vào Bản Thân - Chìa Khóa Vàng Cho Ứng Viên Khi Phỏng Vấn
Kỹ năng hợp tác, làm việc đội - nhóm
Bạn không thể làm việc một mình. Trong một đội ngũ, phòng ban, đội nhóm cần có sự hợp tác chặt chẽ mới có thể hoàn thành công việc thuận lợi. Không chỉ đơn giản là kiến thức chuyên môn mà còn là sự chia sẻ, giúp đỡ, học hỏi dành cho những thành viên trong một đội. Bạn cũng cần rèn luyện khả năng trao đổi, trình bày vấn đề với người khác như đồng nghiệp, sếp hay nhân viên. Bởi những buổi làm việc nhóm hay khi khởi động một dự án sẽ cần những người có khả năng trình bày vấn đề lưu loát, để mọi người tham gia đều có thể nắm được trọng tâm của vấn đề.
Tạo ra một bức tranh hoàn hảo từ những miếng ghép cá nhân là điều không hề đơn giản. Mỗi thành viên cần phải đóng góp năng lực, đồng thời cũng phải biết kiềm chế những cá tính và lợi ích của bản thân vì công việc chung. Những người không thể hợp tác làm việc với người khác, cho dù giỏi đến đâu cũng khó đạt được thành công như mong muốn.
Kỹ năng tự quản lý công việc
Nhiều nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên có khả năng tự quản lý công việc thay vì phải quản lý sát sao, sắp xếp công việc cho nhân viên của mình. Bạn cần có khả năng tự quản lý công việc của mình, sắp xếp công việc sao cho hiệu quả mà nhẹ nhàng nhất. Trong buổi phỏng vấn nhiều nhà tuyển dụng có thể đưa ra những bài test nhỏ để kiểm tra kỹ năng này của bạn. Kỹ năng này cần được rèn lyện qua quá trình bạn tự quản lý công việc học tập và công việc cá nhân của mình sao cho hợp lý, logic. Thói quen làm việc qua loa tùy tiện sẽ làm cho bạn dễ bị đào thải trong bất cứ môi trường làm việc nào.
Một số kỹ năng cần thiết khác
Bạn cũng cần rèn luyện khả năng chịu áp lực công việc, tính nhẫn nại, kỹ năng xử lý xung đột với đồng nghiệp…Ngoài ra kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ cũng là kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường hiện đại. Khi các doanh nghiệp áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến để hỗ trợ tốt hơn cho công việc. Nếu bạn không có những kỹ năng này rất khó trụ lại tại môi trường làm việc công nghiệp, nhiều áp lực luôn đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực không ngừng nghỉ.
Xem thêm: 4 kinh nghiệm phỏng vấn xin việc “xương máu” ứng viên cần biết
Ms. Công nhân