5 bước sàng lọc hồ sơ ứng viên chuẩn không cần chỉnh cho nhà tuyển dụng
20.04.2022 1344 hongthuy95
Một tin tuyển dụng hấp dẫn sẽ thu hút hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hồ sơ ứng tuyển. Khi đó, sàng lọc để chọn ra những hồ sơ ứng viên tiềm năng là điều nên làm. Nhưng sàng lọc thế nào là hiệu quả và nhanh chóng? Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm ở khâu này, tham khảo qua 5 bước gợi ý được Vieclamnhamay.vn chia sẻ sau đây!
Sàng lọc hồ sơ ứng viên là gì?
Sàng lọc hồ sơ ứng viên được hiểu là công việc tìm kiếm và xác định, lựa chọn ra các hồ sơ đạt yêu cầu, từ những hồ sơ ứng tuyển có sẵn (nộp về) cho một vị trí tuyển dụng cụ thể của doanh nghiệp. Tùy vào tính chất công việc của từng vị trí mà các yêu cầu tuyển dụng sẽ được đưa ra phù hợp, làm căn cứ để sàng lọc hồ sơ ứng viên. Một hồ sơ ứng viên được đánh giá là “tiềm năng” khi đáp ứng đúng và đủ (hoặc nhiều nhất) các yêu cầu tuyển dụng cho vị trí mà doanh nghiệp đang cần tuyển. Đây là bước khởi đầu quan trọng, góp phần đáng kể vào thành công của một quy trình tuyển dụng.
Tại sao phải sàng lọc hồ sơ ứng viên?
Bạn không thể gọi và thực hiện phỏng vấn hàng trăm - nghìn người tương ứng với chừng đó hồ sơ ứng tuyển cho cùng 1 vị trí. Việc sàng lọc ra được những hồ sơ ứng viên “tiềm năng”, cơ bản thỏa mãn các yêu cầu tuyển dụng giúp loại bỏ bớt những hồ sơ không phù hợp, đồng thời chắt lọc được những hồ sơ đủ điều kiện để đi đến bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng là phỏng vấn => từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian tìm kiếm - ngân sách chi cho kế hoạch tuyển dụng - nhân sự triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng đó…
Sàng lọc hồ sơ ứng viên thế nào?
Nhà tuyển dụng muốn sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả và nhanh chóng có thể tham khảo quy trình 5 bước cơ bản được các HR chuyên nghiệp chia sẻ sau đây:
+ Thiết lập các tiêu chí để sàng lọc
Để quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên không mất quá nhiều thời gian và công sức, đảm bảo hiệu quả cao thì cần thiết có các tiêu chí tuyển dụng cụ thể, được liệt kê chi tiết trước đó. Tùy thuộc vào từng vị trí công việc mà các tiêu chí này sẽ nhiều - ít khác nhau và tương ứng phù hợp. Thông thường, việc xét duyệt và sàng lọc hồ sơ ứng viên sẽ được dựa trên các tiêu chí như:
- Trình độ học vấn
- Kinh nghiệm làm việc
- Bằng cấp, chứng chỉ
- Thành tích học tập và (hoặc) làm việc
- Kỹ năng, nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn
- Sở thích, đặc điểm tính cách
- Một số tiêu chí liên quan khác (nếu có), như: ngoại hình, giới tính, tình trạng sức khỏe…
+ Lọc và loại bỏ những hồ sơ không đạt
Căn cứ vào những tiêu chí sàng lọc ở bước 1 - NTD tiến hành lọc và lựa ra để loại bỏ những hồ sơ ứng viên không đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, với những hồ sơ không chỉnh chu về mặc trình bày, không ghi rõ vị trí ứng tuyển, mắc nhiều lỗi chính tả, nội dung quá dài hoặc quá ngắn… cũng sẽ bị loại bỏ.
+ Lựa chọn ra những hồ sơ phù hợp
Sau khi đã loại bỏ các hồ sơ không đạt, những hồ sơ ứng viên còn lại được cho là cơ bản phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Phân loại từng nhóm hồ sơ tương ứng để đánh giá tiếp, cũng dựa vào các tiêu chí sàng lọc ở bước 1, từ đó tiếp tục loại bỏ những hồ sơ có đánh giá thấp hơn, giữ lại những hồ sơ thỏa mãn nhiều nhất có thể những yêu cầu đưa ra.
+ Lựa chọn các hồ sơ vượt bậc
Hoàn thành xong bước 3 giúp giảm đáng kể số hồ sơ không đạt yêu cầu, giữ lại những hồ sơ cơ bản đạt chuẩn. Tuy nhiên, trường hợp số hồ sơ còn lại vẫn còn khá nhiều, HR tiếp tục sàng lọc kỹ và sâu thêm 1 lần nữa để lựa chọn ra các hồ sơ vượt bậc (được đánh giá là giàu tiềm năng, phù hợp nhất có thể với vị trí tuyển dụng), được ưu tiên liên hệ đặt lịch phỏng vấn. Đó là những hồ sơ mà ứng viên có các kỹ năng nâng cao, thành tích ấn tượng, kinh nghiệm dày dặn… cực kỳ phù hợp với yêu cầu công việc cho vị trí ứng tuyển; bên cạnh những tiêu chí sàng lọc ban đầu.
+ Đề nghị ứng viên tiềm năng cung cấp thêm thông tin
Bước này có thể có hoặc không, tuy nhiên khá cần thiết để có thể đánh giá tổng quan mức độ phù hợp của ứng viên đó với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. Dựa vào thông tin liên hệ được cung cấp trong hồ sơ, HR có thể liên hệ để trao đổi thêm với ứng viên tiềm năng, yêu cầu cung cấp thêm hoặc xác nhận lại thông tin cần thiết, làm cơ sở đánh giá và sàng lọc chính xác, khách quan và toàn diện nhất.
Nhìn CV - hồ sơ xin việc để đánh giá ứng viên không khó. Tuy nhiên, rất dễ theo hướng cảm quan, thiếu chính xác. Do đó, áp dụng đúng quy trình sàng lọc giúp lựa chọn ra được những hồ sơ ứng viên tiềm năng, đồng thời loại bỏ hồ sơ không phù hợp; tránh bỏ sót hay lãng phí thời gian, ngân sách và nhân lực.
Ms. Công nhân