Bỏ túi 7+ Phương Pháp Tuyển Dụng Nhân Sự Hiệu Quả Nhất
23.08.2022 19474 trangthunb93
MỤC LỤC
Lựa chọn phù hợp và đúng phương pháp tuyển dụng có vai trò rất quan trọng trong tìm kiếm nhân sự tài năng. Vậy bạn có biết những phương pháp tuyển dụng nhân sự nào nhanh chóng và hiệu quả? Bài viết này, Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ 7+ phương pháp được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất để bạn tham khảo.
Định nghĩa tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sự là quá trình sàng lọc, lựa chọn những ứng viên có đầy đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn về công việc, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Thực chất, quá trình tuyển dụng gồm nhiều bước như: Đăng tuyển, thu hút ứng viên nộp hồ sơ, phỏng vấn, lựa chọn ứng viên có ưu, khuyết điểm tương ứng với yêu cầu công việc.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lớn của doanh nghiệp, nhân viên nhân sự phải liên tục cập nhật kiến thức, cách làm, phương pháp mới để nhanh chóng tìm kiếm ứng viên tiềm năng, chất lượng cho đơn vị.
Các phương pháp tuyển dụng nhân sự hot nhất hiện nay
1. Tuyển dụng nhân viên trong nội bộ công ty
Tuyển dụng nhân viên trong nội bộ công ty (gọi tắt là tuyển dụng nội bộ) là phương thức tuyển dụng bằng cách chọn chính những ứng cử viên là nhân viên hiện thời của công ty hoặc dùng những nhân viên trong công ty làm "trung gian môi giới" tuyển dụng.
- Các cách tiếp cận ứng viên phù hợp:
-
Thông báo tuyển dụng: là bảng thông báo ghi rõ các vị trí đang cần tuyển/ bổ sung nhân sự, trên đó ghi rõ các thông tin chi tiết về yêu cầu công việc, kinh nghiệm và các kỹ năng liên quan. Bộ phận nhân sự có thể dán thông báo tuyển dụng này tại bảng thông báo của công ty hay gửi thư đến trưởng phòng ban, tổ trưởng hoặc gửi trực tiếp cho toàn thể nhân viên trong công ty để đề cập đến vấn đề tuyển người.
-
Giới thiệu của nhân viên trong công ty: đó có thể là cấp trên tiến cử cấp dưới phù hợp, hay dựa vào mối quan hệ sẵn có để giới thiệu những ứng viên tiềm năng. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng sẽ tìm được những người có khả năng phù hợp với công việc. Để có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn ứng cử viên thực sự có triển vọng, không ít doanh nghiệp lớn đưa ra chính sách ưu đãi cho những nhân viên có công giới thiệu nhân tài cho họ, điều này không những khuyến khích nguồn nhân lực tiềm năng hiện có trong và ngoài công ty, mà còn tạo động lực để những nhân viên hiện tại có trách nhiệm trong việc giới thiệu nhân tài.
-
Căn cứ vào thông tin nhân viên trong thư mục Hồ sơ nhân viên: mỗi công ty đều có một thư mục lưu trữ danh sách hồ sơ nhân viên tại bộ phận nhân sự. Tại đó, mỗi nhân viên đều có những thông tin cơ bản và chi tiết nhất như: kỹ năng, trình độ giáo dục, kinh nghiệm nghề nghiệp và những điểm mạnh, sở trường nhất định. Nhà tuyển dụng thường dựa vào đó để tìm kiếm ứng viên phù hợp.
- Ưu điểm
Phương pháp tuyển dụng nội bộ được đánh giá giúp nhà tuyển dụng và công ty tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trong việc sàng lọc và tìm kiếm ứng viên mới. Đồng thời mang lại hiệu quả cao khi không cần phải đào tạo lại những nội quy, văn hóa công ty và rất nhiều những vấn đề khác nếu tuyển dụng nhân sự trong nội bộ.
Ngoài ra, đây cũng được xem như là một cách khen thưởng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc trong việc cống hiến hết mình vì sự phát triển chung của công ty.
Chẳng hạn công ty đang có nhu cầu tuyển vị trí Trưởng phòng kinh doanh, sau khi xem xét năng lực hiện tại của các nhân viên tại phòng kinh doanh, công ty quyết định thăng chức cho nhân viên kinh doanh lên chức cao hơn.
Điều này không những giúp nhân viên phấn chấn hơn mà còn góp phần khiến họ gắn bó hơn với công ty. Mặt khác, việc thăng chức như thế giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc đào tạo nhân sự cấp quản lý cũng như không cần tốn công cho việc gắn kết đồng nghiệp.
- Khuyết điểm
Bên cạnh những ích lợi như trên, việc tuyển dụng nhân sự theo phương pháp nội bộ khiến công ty đứng trước những bất lợi đáng có, gây khó khăn trong việc quản lý nhân sự do nội bộ lục đục.
Trường hợp tuyển dụng theo kiểu thăng chức có thể dẫn đến các nhân viên đấu tranh ngầm với nhau gây xung đột, ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp và mang lại hiệu quả công việc không cao.
Trường hợp tuyển dụng nhờ nhân viên công ty giới thiệu có thể gây nên tình trạng kéo "bè phái" để tăng quyền lực trong công ty, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý và điều phối nhân sự.
Tham khảo thêm: 36 kế tuyển chọn và lãnh đạo nhân tài nhà quản lý doanh nghiệp cần biết
2. Tuyển dụng nhân viên bên ngoài công ty
Tuyển dụng nhân viên bên ngoài công ty (gọi tắt là tuyển dụng bên ngoài) là phương pháp tuyển dụng công khai nhằm tìm kiếm và chọn ra những ứng cử viên bên ngoài công ty thỏa mãn những yêu cầu của vị trí công việc đang cần tuyển dụng.
- Các cách tiếp cận ứng viên phù hợp:
-
Đăng thông tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông: nhà tuyển dụng có thể đăng trên truyền hình, báo chí, tạp chí, đài phát thanh hoặc qua Internet hay mạng xã hội,... để tiếp cận nhanh chóng đến số lượng lớn người tìm việc. Đặc biệt, hiện có khá nhiều các website hỗ trợ tuyển dụng uy tín (Vieclamnhamay.vn, Hoteljob.vn,...) giúp việc tìm kiếm và sàng lọc ứng viên chuyên ngành một cách đơn giản và hiệu quả. Chỉ cần đăng tin tuyển dụng với đầy đủ vị trí cần tuyển, mô tả và yêu cầu công việc kèm thông tin liên hệ, ứng viên sẽ nộp hồ sơ ứng tuyển.
-
Liên kết với trung tâm giới thiệu việc làm: phương pháp tuyển dụng bên ngoài được đánh giá là phổ biến và hiệu quả dành cho các công ty không có bộ phận nhân sự. Chỉ cần liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm (thường là trường đại học, cao đẳng và chính quyền lao động địa phương,...) vị trí cần tuyển dụng, yêu cầu công việc và những thông tin liên quan, khi ứng viên tìm đến, các trung tâm này sẽ giới thiệu công ty bạn với họ.
-
Tham gia ngày hội việc làm: đây là phương pháp tuyển dụng bên ngoài phổ biến nhất hiện nay khi công ty có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn nhân sự. Tại ngày hội việc làm, nhà tuyển dụng và ứng viên có cơ hội tiếp xúc, trao đổi trực tiếp những vấn đề liên quan đến tuyển dụng mà cả hai bên đang quan tâm để lựa chọn nhân sự/ công việc phù hợp.
- Ưu điểm:
Nếu tuyển dụng nội bộ giúp công ty tiết kiệm nhiều thứ khi tận dụng nguồn lực nội bộ thì tuyển dụng bên ngoài lại tạo điều kiện để công ty tiếp cận và tìm kiếm nhiều ứng viên tài năng, mới lạ, thậm chí có thể giúp công ty may mắn có được những nhân viên thật sự ưu tú, góp phần rất lớn cho sự phát triển của họ. Ngoài ra, phương pháp này cũng góp phần tạo ra sự phát triển nghề nghiệp hợp lí và công bằng cho tất cả mọi người, kể cả trong và ngoài công ty.
- Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp tuyển dụng bên ngoài là chi phí tuyển dụng rất cao, nhất là tuyển dụng qua trung tâm môi giới việc làm khi phải chi trả một khoản tiền không nhỏ cho dịch vụ tuyển dụng. Ngoài ra, việc tuyển dụng một nhân viên mới cho cấp quản lý có khả năng gây nảy sinh mâu thuẫn trong nội bộ công ty, vì họ nghĩ rằng thay vì tuyển người mới, tại sao không áp dụng thăng chức; rằng người mới không đủ năng lực và trình độ để chỉ đạo họ,...
Qua những chia sẻ được Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích, giúp nhân viên nhân sự cân nhắc và lựa chọn phương pháp tuyển dụng phù hợp, vừa tiết kiệm ngân sách cho doanh vừa, vừa đảm bảo tìm kiếm được ứng viên tiềm năng, đáp ứng tốt yêu cầu công việc, mang lại nhiều giá trị trong tương lai...
Xem thêm: 4 Bí Quyết Tìm Kiếm Ứng Viên Tài Năng Dành Cho Doanh Nghiệp Nhỏ
3. Kiểm tra chỉ số thông minh
Chỉ số IQ là một trong những thông số giúp xác định sự thành công trong công việc, cách xử lý vấn đề và mức độ thành đạt trong sự nghiệp. Đặc biệt, người có chỉ số IQ cao sẽ có khả năng tiếp thu nhanh hơn, hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Vì vậy, có thể nói, các bài kiểm tra trắc nghiệm IQ giúp đánh giá khả năng lập luận, tư duy của não trái. Tuy nhiên, bài thi này chỉ áp dụng với một số nghề đòi hỏi tư duy, tính logic, văn hóa cao. Còn đối với một số công việc yêu cầu lao động chân tay, không nhất thiết phải thực hiện bài kiểm tra IQ.
4. Phỏng vấn linh hoạt
Phương pháp phỏng vấn linh hoạt sẽ hỗ trợ nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi tư duy không theo lộ trình có sẵn mà sẽ linh hoạt biến tấu phù hợp với yêu cầu công việc.
- Ưu điểm: Phương pháp này có thể tìm hiểu, khai thác được nhiều khía cạnh thông tin mới của ứng viên. Đồng thời, kỹ thuật này cũng khiến cho buổi phỏng vấn như cuộc trò chuyện thân mật, gần gũi.
- Khuyết điểm: Tốn nhiều thời gian, dễ bị sa đà đi xa nội dung tuyển dụng. Đôi khi, không phù hợp với những ứng viên không có khiếu nói chuyện.
5. Phỏng vấn theo nội dung có sẵn
Dựa theo nội dung có sẵn, phương pháp tuyển dụng này sẽ dựa trên một bảng câu hỏi hoàn thiện, được đưa ra trước đó và không được phép hỏi thêm ngoài danh sách này. Một số ngành đòi hỏi tính chuyên môn hay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó thường sẽ lựa chọn cách này.
- Ưu điểm: Nhà tuyển dụng sẽ đỡ tốn thời gian để tìm câu hỏi phụ và dễ dàng kiểm soát thời lượng buổi phỏng vấn.
- Khuyết điểm: Buổi phỏng vấn khô khan, khó chịu, nhàm chán vì phải liên tục trả lời những câu hỏi lặp đi lặp lại. Nhà tuyển dụng cũng khó tìm kiếm được những điểm mạnh, yếu hay câu chuyện bên lề của ứng viên.
6. Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Phương pháp kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được xem là những cách thức sàng lọc nhân sự hiệu quả nhất. Ví dụ đối với nhân viên làm việc thiết kế sẽ cho làm thử một số mẫu thiết kế đơn giản, để nhận định phong cách, gu thẩm mỹ.
Làm bài kiểm tra ngắn giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên sẽ thực hiện công việc như thế nào trong tương lai. Đây thực chất chẳng khác nào bài kiểm tra theo bảng câu hỏi có sẵn.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những ứng viên đã có kinh nghiệm chuyên môn. Với những bạn mới bắt đầu vào lĩnh vực thì đòi hỏi thêm thời gian tích lũy kiến thức nghiệp vụ và tham gia phỏng vấn trong lần tiếp theo.
7. Kiểm tra kỹ năng mềm, đặc điểm tính cách
Một số ngành lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng mềm, đặc trưng tính cách của nhân sự như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, giải quyết vấn đề, tranh chấp, thuyết trình, thuyết phục khách hàng, xử lý căng thẳng,... Ngoài ra, ở một số vị trí cần thực hiện bài kiểm tra đặc điểm tính cách để biết nhân sự có phù hợp với vai trò hay không?
Bí quyết viết CV giúp nhà tuyển dụng đồng ý ngay từ cái nhìn đầu tiên
Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất
Muốn tuyển dụng nhân sự thành công cho doanh nghiệp, HR phải là người nắm bắt được quy trình thực hiện để nhanh chóng đưa ra quyết định sáng suốt nhất và lựa chọn được ứng cử viên sáng giá cho tổ chức. Quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn nhất sẽ bao gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị tuyển dụng: Nhân sự chuẩn bị tất cả hồ sơ, yêu cầu công việc, số lượng tuyển dụng, thông tin liên quan về doanh nghiệp và các câu hỏi phỏng vấn,...
- Đưa ra thông báo tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông thông qua báo chí, facebook, website tuyển dụng,...
- Thu nhận, tiến hành xử lý, sàng lọc các hồ sơ tuyển dụng phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của công ty, doanh nghiệp.
- Thực hiện phỏng vấn sơ bộ, lựa chọn những ứng viên phù hợp, đưa ra các câu hỏi để ứng viên bộc lộ điểm mạnh, yếu khác nhau.
- Sau khi đã lựa chọn ứng viên phù hợp, gửi thư mời ứng viên nhận việc và trao đổi về mức lương thưởng khi thử việc. Trong đó, cũng nêu rõ cụ thể về địa chỉ công ty, thời gian thử việc, cùng mức thu nhập cụ thể,... cho ứng viên rõ.
- Cho ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu tuyển dụng của công ty thử việc trong 2 tháng. Sau khi ứng viên đáp ứng đủ điều kiện, bắt đầu cho ứng viên trở thành nhân viên chính thức của công ty.
Trên đây là 7+ phương pháp tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất hiện nay bạn có thể tham khảo. Áp dụng kỹ thuật này kết hợp với sự chuyên tâm cần mẫn và kiên trì sàng lọc ứng viên phù hợp, bạn sẽ nhanh chóng tìm kiếm được nhân tài tiềm năng, sáng giá cho tổ chức của mình
Ms. Công nhân