7 Thông tin hữu ích cần biết về ngành Kinh tế xây dựng
09.09.2020 2969 bientap
MỤC LỤC
- ► Ngành kinh tế xây dựng là gì?
- ► Tố chất cần có để học tốt ngành kinh tế xây dựng
- ► Chương trình đào tạo ngành kinh tế xây dựng
- ► Trường nào đào tạo ngành kinh tế xây dựng?
- ► Các tổ hợp tuyển sinh vào ngành kinh tế xây dựng
- ► Điểm chuẩn ngành kinh tế xây dựng
- ► Cơ hội việc làm hiện nay cho sinh viên ngành kinh tế xây dựng ra trường
Có khá nhiều trường Đại học - Cao đẳng hiện đang đào tạo chuyên ngành Kinh tế xây dựng. Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết nhiều về ngành học này thì tìm hiểu cùng Tuyencongnhan.vn nhé!
► Ngành kinh tế xây dựng là gì?
Kinh tế xây dựng (Construction Economics) là ngành học kết hợp giữa 2 lĩnh vực kinh tế và xây dựng, giúp theo dõi và quản lý các vấn đề tài chính trong quá trình triển khai dự án xây dựng, đảm bảo tính minh bạch - tối ưu nhất.
► Tố chất cần có để học tốt ngành kinh tế xây dựng
Nếu muốn theo đuổi và thành công với ngành kinh tế xây dựng, bạn cần có một tiền đề tốt:
- Học giỏi các môn tự nhiên: Toán, Lý, Hóa
- Yêu thích ngành xây dựng
- Có tư duy độc lập và logic
- Thích tìm tòi và ham học hỏi
- Có kỹ năng phối hợp làm việc nhóm…
► Chương trình đào tạo ngành kinh tế xây dựng
- Các môn học đại cương:
• Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
• Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
• Tư tưởng Hồ Chí Minh
• Giải tích
• Đại số tuyến tính
• Xác suất thống kê
• Ngoại ngữ
• Pháp luật đại cương
• Tin học đại cương
- Các môn cơ sở bắt buộc:
• Nguyên lý thống kê
• Kinh tế lượng
• Kinh tế học
• Tài chính tiền tệ
• Điều tra quy hoạch
• Hình họa và vẽ kỹ thuật
• Trắc địa đại cương
• Địa kỹ thuật
• Máy xây dựng
• Cơ học xây dựng
• Sức bền vật liệu
• Vật liệu xây dựng
• Công trình nhân tạo
• Thiết kế đường ô tô
• Đo bóc khối lượng xây dựng
- Các môn cơ sở tự chọn:
• Quản trị kinh doanh
• Pháp luật xây dựng
• Pháp luật kinh tế
• Khoa học quản lý
• Tài chính doanh nghiệp xây dựng
• Quản lý dự án đầu tư xây dựng
• Quản lý hợp đồng xây dựng
• Thị trường tài chính
- Các môn chuyên ngành:
► Trường nào đào tạo ngành kinh tế xây dựng?
- Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
- Đại học kiến trúc Hà Nội
- Đại học dân lập Phương Đông
- Đại học Vinh
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học xây dựng miền Trung
- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
- Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM
- Đại học công nghệ Tp.HCM
► Các tổ hợp tuyển sinh vào ngành kinh tế xây dựng
Hiện các trường Đại học xét tuyển ngành kinh tế xây dựng theo những tổ hợp môn sau:
• A00 - Toán, Lý, Hóa
• A01 - Toán, Lý, Anh
• B00 - Toán, Hóa, Sinh
• C01 - Toán, Văn, Lý
• D01 - Toán, Văn, Anh
• D07 - Toán, Hóa, Anh
► Điểm chuẩn ngành kinh tế xây dựng
Theo khảo sát, trong khoảng vài năm trở lại đây, mức điểm chuẩn xét tuyển vào ngành kinh tế xây dựng của nhiều trường Đại học không quá cao nên cơ hội trúng tuyển là rất lớn. Tuy nhiên, mức điểm chuẩn ngành kinh tế xây dựng lại có sự khác biệt phụ thuộc vào hình thức xét tuyển. Nếu lấy kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia thì tùy trường mà điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 13 đến 18 điểm. Còn nếu xét tuyển bằng học bạ thì mức điểm phổ biến là 18 - 19 điểm.
► Cơ hội việc làm hiện nay cho sinh viên ngành kinh tế xây dựng ra trường
Hiện nay và cả trong tương lai nhiều thập kỷ tới, sự phát triển của nền kinh tế đất nước không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của ngành xây dựng. Do đó mà sinh viên ngành kinh tế xây dựng ra trường chắc chắn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn:
- Trở thành chuyên viên quản lý xây dựng trong các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, giao thông vận tải, kế hoạch - đầu tư…
- Làm việc trong các công ty chuyên về xây dựng: lập hồ sơ dự thầu, lập kế hoạch đầu tư, thẩm tra dự toán, quản lý dự án xây dựng…
- Làm nhân viên thẩm định dự án trong các ngân hàng thương mại hoặc công ty bảo hiểm
- Trở thành giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành xây dựng trong các trường Đại học - Cao đẳng
Kinh tế xây dựng không phải là một ngành học “hot”, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng tìm việc và cơ hội thăng tiến. Đặc thù ngành xây dựng là bạn sẽ phải làm việc xa nhà hoặc đi công tác xa nhiều ngày. Sinh viên ngành kinh tế xây dựng ra trường có thể nhận được mức lương từ 7 - 15 triệu đồng/ tháng - tùy trình độ và quy mô doanh nghiệp làm việc.
Ms. Công nhân