8 phần việc Lái xe tải phải thực hiện trong mỗi chuyến đi
30.05.2018 2779 hongthuy95
Đảm bảo sự an toàn và “nguyên vẹn” cho hàng hóa và hành khách trên xe là yêu cầu bắt buộc mà một lái xe tải chuyên nghiệp phải có. Để làm được điều này, các tài xế xe tải phải thực hiện gần như đầy đủ tất cả các phần việc trong mỗi chuyến đi, từ bước chuẩn bị đến khi di chuyển và sau khi hoàn thành công việc. Vậy đó là những phần việc nào?
Bạn đã biết những phần việc lái xe tải phải thực hiện trong mỗi chuyến đi là gì?
Quy trình chuẩn bị
- Nắm rõ kế hoạch vận chuyển
- Trường hợp là vận chuyển hàng hóa: sau khi nhận nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ cấp trên hoặc người trực tiếp thuê, lái xe tải cần tìm hiểu để nắm được tất cả những thông tin liên quan đến nhiệm vụ công việc như: vận chuyển hàng gì? vận chuyển cho ai? vận chuyển đến địa chỉ nào? điều kiện vận chuyển ra sao? thời gian vận chuyển là khi nào?... Chỉ khi nắm rõ kế hoạch vận chuyển, lái xe tải mới đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của mình, lường trước được những khó khăn - thuận lợi trong quá trình vận tải để đề ra các biện pháp thực hiện/ giải quyết phù hợp
- Trường hợp là vận chuyển hành khách: tương tự như vận chuyển hàng hóa, việc nắm rõ kế hoạch vận chuyển sẽ giúp lái xe tải xác định được tuyến đường và lịch trình di chuyển, các điểm dừng đỗ, nghỉ ngơi đảm bảo sức khỏe cho hành khách và cho chính tài xế, đồng thời giúp xe có thời gian nghỉ sau khi chạy nhiều giờ liên tục
- Kiểm tra chất lượng vận hành của phương tiện
Đây là một trong những phần việc quan trọng nhất mà các lái xe cần thực hiện trước mỗi chuyến đi. Trước khi di chuyển, nhất là những chuyến đi dài hay chở nặng, lái xe tải cần kiểm tra các thiết bị chiếu sáng (đèn pha, đèn xi nhan), còi, gương chiếu hậu, bộ gạt nước, hệ thống phanh, hệ thống lái,… nếu phát hiện sự cố hoặc hư hỏng cần phải tiến hành điều chỉnh, sữa chữa ngay
Để đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa, trước mỗi chuyến đi, lái xe tải cần tiến hành kiểm tra chất lượng vận hành của xe
- Chuẩn bị các thủ tục giấy tờ hành nghề lái xe tải
Giống như tất cả các phương tiện giao thông đường bộ khác, một tài xế xe tải hành nghề hợp pháp phải đảm bảo xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ liên quan theo quy định bao gồm: giấy phép lái xe (hạng C trở lên), giấy đăng ký xe, giấy bảo hiểm xe, giấy chứng nhận kiểm định của xe, giấy phép lưu hành cho xe quá khổ, quá tải nếu có,…
- Những phần việc chuẩn bị khác
Ngoài những phần việc như trên, trước mỗi chuyến đi, lái xe tải còn phải chuẩn bị đầy đủ các vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ thiết yếu phục vụ cho những sự cố ngoài ý muốn có thể phát sinh trong quá trình di chuyển như: bộ đồ nghề sữa chữa chuyên dụng, nhiên liệu dự trữ, tủ thuốc cấp cứu (nếu là xe vận tải khách),…
Trong quá trình vận chuyển
- Luôn đảm bảo việc giao - nhận hàng hóa/ đưa - đón khách đúng thỏa thuận
Một yêu cầu bắt buộc nữa mà các lái xe tải phải thực hiện là đảm bảo việc giao - nhận hàng hóa/ đưa - đón khách đúng như thỏa thuận ban đầu của hai bên, bao gồm đến đúng địa chỉ, đúng thời gian quy định, giao/ trả đúng đối tượng, đúng số lượng và yêu cầu ban đầu. Muốn làm được điều này, các lái xe phải căn chỉnh và tính toán giờ đi - giờ đến - giờ dừng nghỉ sao cho hợp lý, đồng thời nhắc nhở hành khách đảm bảo an toàn mỗi khi xe chuyển bánh hoặc sắp xếp hàng hóa cẩn thận, ngăn nắp.
Sắp xếp hàng hóa cẩn thận, ngăn nắp là cách giúp lái xe tải đảm bảo an toàn cho việc giao - nhận hàng hóa đúng thỏa thuận
- Linh hoạt giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình di chuyển
- Xe hỏng giữa đường: sự cố này yêu cầu các lái xe phải trang bị một số kiến thức và kỹ năng sữa chữa cơ bản như thay lốp xe, làm mát xe, tiếp nhiên liệu,…
- Khách bị ốm: trường hợp này thường xảy ra trên những xe vận tải khách đường dài; để xử lý tình huống này, lái xe cũng nên trang bị một số kỹ năng sơ/ cấp cứu cơ bản cho hành khách, đồng thời nắm rõ lộ trình đường đi để đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất trong thời gian nhanh nhất
- Tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc thiên tai: đây là những sự cố ngoài ý muốn và các tài xế nên tìm cách xử lý nhanh nhất để mau chóng tiếp tục chuyến hành trình: tìm cách cứu chữa đồng thời báo ngay với chính quyền địa phương gần nhất để được giúp đỡ nếu là tai nạn giao thông; chờ đợi hoặc chuyển sang một tuyến di chuyển hợp lý khác nếu là ùn tắc và dừng - đỗ, ngừng vận chuyển theo quy định cho đến khi có thông báo cho phép di chuyển nếu là thiên tai;…
Sau khi hoàn thành công việc
- Kiểm tra chất lượng vận hành của xe
Không chỉ cần đặc biệt chú ý trước khi khởi hành và sau mỗi chuyến đi, lái xe tải cũng cần kiểm tra toàn bộ xe một lần nữa, đảm bảo tất cả các bộ phận, máy móc, thiết bị, phụ tùng của xe vẫn hoạt động tốt, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn xe trước khi đưa xe vào bãi đậu xe hoặc garage để nghỉ
Sau khi hoàn thành công việc, lái xe tải cũng cần tiến hành kiểm tra toàn bộ xe trước khi cho xe vào bãi đỗ hoặc garage để nghỉ
- Giải quyết những vấn đề tồn đọng
Sự thật là hầu hết các lái xe tải đều bỏ qua bước này vì cho rằng nó không cần thiết. Tuy nhiên, việc tổng hợp, nắm tình hình và phương hướng xử lý tất cả các vấn đề phát sinh giúp lái xe tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của bản thân, từ đó rút ra được những thiếu sót còn gặp phải để tìm cách xử lý trong tương lai; đồng thời rà soát, kiểm tra lại các công việc cần thực hiện trong chuyến vận chuyển và giải quyết những tồn đọng nếu cần; báo cáo kịp thời những vấn đề phát sinh với cấp trên hoặc người thuê trực tiếp; ghi chép giấy đi đường, kiểm tra và ký một số giấy tờ liên quan của chuyến đi để nộp cho các đơn vị theo quy định;…
Hy vọng những thông tin mà Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp các lái xe tải bổ sung vào quy trình làm việc của bản thân những phần việc cần phải thực hiện trong mỗi chuyến đi, từ đó đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao nhất, mang lại sự hài lòng cho cấp trên/ khách hàng.
Ms. Công nhân