90% công nhân một nhà máy ở Bình Dương đã mất việc vì robot
25.07.2017 5038 bientap
Có thể bạn sẽ nghĩ chuyện “robot cướp việc” là một điều gì đó thật xa vời. Tuy nhiên, có một thực tế là 90% công nhân của một nhà máy ở Bình Dương đã mất việc vì robot.
Mới đây, một công ty sản xuất sản phẩm mỹ nghệ ở Bình Dương đã đưa vào vận hành 5 robot phục vụ dây chuyền sản xuất, thay thế sức lao động của 90% công nhân công ty này. Trung bình mỗi giờ, 1 robot sản xuất được 500 sản phẩm với độ chính xác cực cao. Do không bị chi phối bởi các yếu tố như sức khỏe, tâm lý, thể trạng nên các sản phẩm được robot tạo ra luôn ổn định về chất lượng và số lượng.
Một số công ty thủy hải sản ở Cần Thơ cũng đang đầu tư các dây chuyền tự động hóa cao phục vụ quá trình chế biến. Thay vì cần đến nhiều công nhân thì giờ đây các doanh nghiệp chỉ cần một “con mắt lazer” để phân loại, sắp xếp tôm theo cùng kích cỡ rất chính xác. Với dây chuyền này, hàng chục tấn tôm đã được xử lý rất “gọn – nhẹ” mỗi ngày.
Hiện tại, Vinamilk cũng đã đầu tư 2.400 tỷ đồng để xây dựng dây chuyền tự động hóa tại nhà máy sữa Mega. Theo đó, các robot, dây chuyền tự động sẽ đảm nhận hầu hết các khâu sản xuất từ chiết rót, tiệt trùng, đóng gói, đóng thùng đến việc chất lên pallet.
Bạn muốn xem thêm: Lao động Việt cần làm gì trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0?
Theo khuyến cáo của ILO – Tổ chức lao động quốc tế, trong tương lai sẽ có khoảng 86% lao động các ngành dệt may, da giày và 75% lao động các ngành gia công điện – điện tử tại Việt Nam sẽ bị thay thế bởi các dây chuyền tự động hóa.
Doanh nghiệp tuyển dụng công nhân lớn nhất Trung Quốc – Foxconn – mới đây đã quyết định cắt giảm hơn 60.000 công nhân – hơn một nửa lượng lao động hiện có tại Đài Loan để thay thế bằng robot. Ngay cả một doanh nghiệp gia công hàng đầu châu lục cũng đã “rục rịch” ứng dụng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì khả năng này cũng hoàn toàn có thể xảy với những doanh nghiệp FDI hàng đầu Việt Nam như Samsung, LG… Nếu Samsung Việt Nam – doanh nghiệp đang giải quyết việc làm cho hơn 110.000 lao động Việt cũng thực hiện chính sách như Foxconn thì sẽ có rất nhiều công nhân bị mất việc làm, thất nghiệp.
Bên cạnh đó, những số liệu thống kê của Viện hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam cũng cho thấy, trong 3 năm qua, số lượng công việc cần trình độ thấp tăng trung bình 47%/năm, trong khi số lượng lao động làm những công việc này chỉ tăng 8%. Điều này có nghĩa là có đến gần 40% công việc đã được thay thế bởi công nghệ, robot.
Những điều này đã vẽ nên một thực tại đáng lo ngại là lực lượng lao động trình độ thấp, không đáp ứng được đòi hỏi của những ngành ứng dụng kỹ thuật cao sẽ dần bị thay thế bởi những ứng dụng công nghệ mới. Nhiều hội thảo hướng nghiệp với chủ đề “Học ngành gì để không bị robot thay thế” đã được tổ chức cho thấy viễn cảnh “robot cướp việc” không phải là điều gì xa vời mà đó là câu chuyện thời sự nóng hổi mỗi ngày…
Xem thêm: Học ngành gì dễ xin việc nhất hiện nay?
Ms.Công nhân