Bản quyền thiết kế và 7 vấn đề Designer nhất định phải biết
23.02.2019 4858 bientap
MỤC LỤC
- #Bản quyền là gì? Quyền tác giả là gì?
- #Bản quyền thiết kế được hiểu như thế nào khi Designer được thuê để làm việc?
- #Vấn đề chuyển nhượng quyền tác giả
- #Vì sao Designer nên đăng ký bản quyền?
- #Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả gồm những gì?
- #Những hành động tự bảo vệ - tôn trọng bản quyền
- #Những suy nghĩ sai lầm về vấn đề bản quyền thiết kế
Hành trình 12 năm của vụ kiện bản quyền truyện “Thần đồng đất Việt” chắc chắn thu hút sự quan tâm rất lớn của giới thiết kế - những người làm công việc mang tính chất sáng tạo. Trong bài viết được chia sẻ dưới đây, Vieclamnhamay.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề Designer cần phải biết về bản quyền thiết kế.

#Bản quyền là gì? Quyền tác giả là gì?
Bản quyền (copyright) là sự độc quyền khai thác giá trị thương mại và kiểm soát tái bản trong lĩnh vực sáng tạo với hiệu lực được tính từ thời điểm tác phẩm được tạo ra.
Quyền tác giả là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với các tác phẩm do mình sở hữu hoặc sáng tạo ra, bất kể đã đăng ký hay chưa đăng ký, đã công bố hay chưa công bố.
#Bản quyền thiết kế được hiểu như thế nào khi Designer được thuê để làm việc?
Theo luật bản quyền, nếu bạn được thuê để làm việc – tạo ra sản phẩm thiết kế thì mặc nhiên người sử dụng lao động có quyền sở hữu sản phẩm đó. Áp dụng vào thực tế, nếu bạn làm việc full-time cho một doanh nghiệp theo hợp đồng lao động thì những thiết kế bạn tạo ra sẽ do công ty đó nắm quyền sở hữu. Tuy nhiên, Designer có thể thương lượng với người sử dụng lao động về vấn đề quyền tác giả, sở hữu tác phẩm.
#Vấn đề chuyển nhượng quyền tác giả
Nếu có người muốn sử dụng sản phẩm sáng tạo của bạn cho mục đích cá nhân, thì bạn có thể chuyển nhượng quyền tác giả có thời hạn/ vô thời hạn hoặc cung cấp các hạng mục sử dụng sau:
- Tái bản/ phát hành lại sản phẩm
- Sử dụng hiển thị trên Internet, các phương tiện truyền thông - báo chí (truyền hình, in ấn…)
- Sửa chữa, cập nhật dựa trên bản gốc sản phẩm.

Có một điều Designer cần phải đặc biệt lưu ý khi chuyển nhượng quyền tác giả là cần phải có sự thỏa thuận rõ ràng về mục đích, thời hạn và số lần sử dụng sản phẩm. Bởi khi đó, nếu người chuyển nhượng muốn tái bản thì cần trả cho bạn một mức phí nhất định.
Designer cần giữ lại bản quyền thiết kế cho mình để khi bạn phát triển một sản phẩm tương tự cho khách hàng khác sẽ không ảnh hưởng hay vi phạm vấn đề bản quyền với khách hàng trước.
#Vì sao Designer nên đăng ký bản quyền?
Mặc dù Designer có quyền tác giả ngay sau khi sáng tạo ra tác phẩm nhưng vẫn cần phải đăng ký bản quyền để có được đầy đủ quyền lợi bảo vệ bản quyền. Có bản quyền, bạn sẽ được bồi thường thiệt hại và thu hồi chi phí luật sư khi thắng kiện trong tranh chấp vấn đề liên quan đến bản quyền thiết kế.

#Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả gồm những gì?
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả - các quyền liên quan.
- Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ được tác giả ủy quyền đăng ký bảo hộ.
- 2 bản sao tác phẩm đăng ký bảo hộ quyền tác giả/ 2 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.
- Nếu người nộp đơn được thụ hưởng do được kế thừa, chuyển giao, thừa kế thì cần có tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
- Nếu là tác phẩm đồng tác giả thì cần có văn bản đồng ý của các tác giả thành viên.
- Nếu quyền tác giả - quyền liên quan thuộc sở hữu chung cần có văn bản đồng ý của các chủ sở hữu.
- Các tài liệu khác liên quan (nếu được yêu cầu thêm)
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cần thiết – trong vòng 15 ngày làm việc, người đăng ký sẽ nhận được quyền tác giả - các quyền liên quan.
#Những hành động tự bảo vệ - tôn trọng bản quyền
- Đặt tên – đứng tên sản phẩm thuộc quyền sở hữu của bạn.
- Đăng ký bản quyền
- Bảo vệ toàn vẹn tác phẩm, sao lưu tất cả tài liệu về sản phẩm/ tác phẩm
- Tôn trọng bản quyền của người khác, không sao chép – sử dụng tác phẩm khi chưa có sự đồng ý của tác giả bằng cách tìm hiểu rõ nguồn gốc khi có ý định sử dụng lại với bất kỳ mục đích nào.
- Không chia sẻ những sản phẩm vi phạm bản quyền.
#Những suy nghĩ sai lầm về vấn đề bản quyền thiết kế
Nếu mắc phải những suy nghĩ sai lầm sau đây, Designer sẽ dễ vi phạm bản quyền, vướng vào tranh chấp kiện tụng:
- Mọi thứ trên Internet đều miễn phí
- Không được chú thích về bản quyền – nghĩa là không có bản thuộc quyền sở hữu của ai, không có bản quyền
- Mặc dù sao chép nhưng sử dụng cho mục đích phi lợi nhuận, mang tính chia sẻ cộng đồng.
- Dù không xin phép tác giả nhưng vẫn có thể ghi rõ nguồn, để link bài gốc.
- Tốn chi phí truy cứu những vấn đề liên quan đến bản quyền, mất thời gian…
Nếu là Designer hay ứng viên đang tìm việc thiết kế, bạn cần nắm chắc các vấn đề liên quan đến bản quyền thiết kế để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như các tác giả khác.
Ms. Công nhân