Bệnh đột quỵ và 8 bước sơ cứu tài xế nhất định phải biết
06.09.2019 3068 vi.vothanh
Mới đây, trên mạng lan truyền clip tài xế container bị đột quỵ khi đang lái xe khiến nhiều người hoảng hốt. Và căn bệnh quái ác này cũng là nỗi ám ảnh của xã hội hiện nay. Đặc biệt, đối với cánh tài xế đường dài thì nguy cơ xảy ra tai nạn, tử vong do đột quỵ rất cao. Cùng Tuyencongnhan.vn bỏ túi những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để bảo vệ tính mạng bản thân cũng như những người xung quanh.
Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Mỗi năm, Việt Nam có hơn 200.000 người đột quỵ, 50% con số này tử vong. Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng mạch máu não bị tổn thương. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bị ngưng đột ngột.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh quái ác này:
- Do nhồi máu não, làm ngưng trệ dòng máu lên nuôi não
- Chảy máu não (vỡ mạch não) khiến máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não, chèn ép mô dẫn đến tử vong.
Chính vì nguyên do này mà người bị đột quỵ thường rơi vào tình trạng ngã gục, hôn mê…thậm chí tử vong. Đối với cánh tài xế, việc ngã gục khi đang lái xe tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn và nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy nên các bác tài cần nắm rõ những kiến thức về căn bệnh quái ác này để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như mọi người xung quanh.
Vì sao cánh tài xế có nguy cơ đột quỵ cao?
Đột quỵ là bệnh đặc trưng của người cao tuổi nhưng đang dần có xu hướng tấn công người trẻ. Giới lái xe cũng là một trong những nhóm người tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao vì:
-
Tài xế luôn làm việc với áp lực cao, cần tập trung tay lái để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, họ thường sử dụng chất kích thích như cà phê, nước tăng lực… các chất này là nguyên nhân tăng huyết áp, tái phát tim mạch, đái tháo đường và cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao.
-
Cũng như cà phê, nước tăng lực, thuốc lá là thứ mà cánh tài xế thường xuyên sử dụng giúp thư giãn đầu óc. Theo nghiên cứu cho thấy người hút 2 gói thuốc trên một ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường gấp 5 lần.
-
Với tài xế lái xe đường dài, họ phải làm việc cường độ liên tục, nguy cơ đột quỵ vào buổi sáng sớm là rất cao. Đặc biệt ở những đoạn đường vắng, khi dấu hiệu bất thường xảy ra thì rất khó có người phát hiện, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong vì đột quỵ...
Chính vì những nguyên do trên đây mà những người lái xe nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao.
Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ đột quỵ ập đến
Thông thường, bệnh đột quỵ không có triệu chứng đau kéo dài trước đó nên khó ai biết được tính mạng mình đang gặp phải nguy hiểm. Một số dấu hiệu sau đây có thể giúp các bác tài phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ và có những biện pháp cấp cứu kịp thời:
- Thị lực: Khi nhìn về phía trước, mắt có dấu hiệu mờ dần và khó nhận biết được vật thể xung quanh. Đối với người bình thường, họ thường bỏ qua dấu hiệu này vì cho rằng mệt mỏi dẫn đến hoa mắt. Nhưng với cánh tài xế, mờ mắt khiến việc lái xe trở nên nguy hiểm, không kiểm soát. Cần dừng xe và liên hệ cấp cứu để đảm bảo tính mạng kịp thời.
- Khuôn mặt: Gương mặt bỗng nhiên có biểu hiện méo, lệch một bên so với bình thường. Nhất là khi nói chuyện hoặc cười, sẽ dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này của người bệnh.
- Cánh tay: Một trong những dấu hiệu đột quỵ mà các bác tài cần lưu ý là cánh tay bị tê, mỏi, khó cử động. Đồng thời đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được. Đây là dấu hiệu thể hiện khá rõ khi mà tay chân người lái xe bỗng nhiên khó hoạt động.
- Giọng nói: Với những người bị đột quỵ, họ có thể gặp triệu chứng nói ngọng. Môi lưỡi bị tê cứng, khó thở, hoặc không thể nói được. Đây cũng là nguyên do mà các bác tài khi bị đột quỵ không thể báo hiệu để mọi người cấp cứu.
- Nhận thức: Khi bị đột quỵ, người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thước được mọi thứ xung quanh.
- Thần kinh: Nhức đầu dữ dội cũng là triệu chứng phổ biến của đột quỵ. Tuy nhiên nhiều bác tài có tiền sử rối loạn tiền đình, họ thường nhầm lẫn với bệnh này và bỏ qua cơn đau để tiếp tục lái xe.
8 Bước sơ cứu người bị đột quỵ các tài xế cần nắm rõ
Việc nắm rõ những kỹ năng sơ cứu người bị đột quỵ có thể giúp được bạn đường thoát khỏi tử thần trong gang tấc. Bởi căn bệnh này xảy ra nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến bại liệt hoặc thậm chí là tử vong.
- Khi phát hiện bạn đồng hành bị đột quỵ, bác tài cần gọi ngay cấp cứu 115 để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Trong trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa đến kịp thì cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất. (Lưu ý cần di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh rung lắc mạnh dễ dẫn đến vỡ mạch máu não).
- Ghi nhớ thời điểm từ lúc người bệnh có những dấu hiệu bất thường đến lúc xảy ra biến chứng đột quỵ.
- Quá trình di chuyển phải đặt người bệnh nằm nghiêng một bên để tránh trường hợp nôn ói khiến chất dịch tràn vào phổi làm tắc nghẽn đường hô hấp.
- Đặt người bệnh nằm ở vị trí thoải mái, nới lỏng quần áo, khăn choàng…cung cấp oxi cho người bệnh, tránh tình trạng ngạt thở.
- Không để bệnh nhân tự ý di chuyển vì việc mất ý thức có thể dẫn đến té ngã, thiếu an toàn.
- Gọi ngay cho người nhà nạn nhân để nắm rõ những thông tin về tiền sử, các loại thuốc mà bác tài đang sử dụng để bác sĩ làm việc.
Cách phòng tránh đột quỵ tài xế không nên bỏ qua
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau củ, ngũ cốc, thịt trắng (gà, vịt, ngan...), hải sản để bổ sung protein. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, heo, cừu...), đồ ăn ngọt, chiên giòn, thức ăn nhanh. Tăng cường uống nước lọc, sữa đậu nành.
-
Tập thể dục hằng ngày giúp tăng cường thể lực.
-
Giữ ấm cơ thể khi bước ra khỏi ô tô, buồng lái…
-
Không nên hút thuốc lá, chất kích thích…
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khi bị đột quỵ, mỗi phút trôi qua là 2 triệu tế bào não sẽ chết đi. Vì vậy, người lao động cũng như bác tài cần có những biện pháp sơ cứu, xử trí đúng cách, kịp thời. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúc các bác tài luôn vững tay lái trên mọi hành trình.
Bài viết hữu ích: 4 Bài tập thể dục hữu dụng cho lái xe đường dài
Ms. Công nhân