Dị ứng xi măng và 2 phương pháp điều trị hiệu quả dành cho công nhân xây dựng
08.09.2019 12861 vi.vothanh
Đa phần công nhân xây dựng hiện nay mới vào nghề hoặc lâu năm đều gặp phải tình trạng dị ứng xi măng. Có người chữa khỏi, một số khác lại chấp nhận sống chung với bệnh, chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc của họ. Tuyencongnhan.vn chia sẻ thêm thông tin về những phương pháp điều trị hiệu quả dị ứng xi măng dành cho công nhân.
Dị ứng xi măng là gì ?
Tình trạng dị ứng xi măng trong dân gian còn gọi là “xi măng ăn”. Chứng viêm da này thường xuất hiện tại vùng da tiếp xúc với xi măng trong thời gian ngắn hoặc dài tùy vào cơ địa mỗi người. Trong xi măng có chứa các thành phần ăn mòn rất mạnh, khi da tay tiếp xúc với các chất này dễ bị ăn mòn cấu trúc da dẫn đến tình trạng “xi măng ăn”. Đối tượng mắc phải dị ứng này là những người thường xuyên tiếp xúc với xi măng như công nhân xây dựng, kỹ sư công trình…
Những phương pháp điều trị dị ứng xi măng hiệu quả dành cho công nhân
Nếu ngừng tiếp xúc với xi măng thì tình trạng dị ứng có thể giảm đi rất nhiều hoặc tự động khỏi hẳn. Nhưng cuộc sống mưu sinh bắt buộc người làm công nhân không thể bỏ việc và vốn dĩ có rất nhiều người chấp nhận sống chung với sự khó chịu này. Vì vậy những người làm xây dựng có thể tham khảo thêm phương pháp điều trị dị ứng xi măng hiệu quả sau đây:
Phương pháp Tây Y
Nếu điều kiện bắt buộc phải tiếp xúc với xi măng thường xuyên, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp uống thuốc tây - bôi ngoài da để hạn chế tình trạng lở loét
- Tiêm K –cort (triamcinolone, Sivkort, Kafencort): Người bị dị ứng xi măng có thể áp dụng tiêm K –cort, triamcinolon…để giảm ngứa và lở loét. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng trong vòng 5-6 tháng và hiệu quả trong lần đầu tiên sử dụng. Lưu ý mọi trường hợp đều cần có hướng dẫn của bác sĩ, không nên tùy ý điều trị để phòng nguy cơ bệnh phát triển mạnh mẽ.
- Thuốc uống: Một số loại thuốc kháng sinh Histamin giúp ức chế sinh sản của những chất gây dị ứng trên cơ thể người bệnh. Phổ biến nhất là Ketofhexal, uống liên tục trong vòng 1-2 tháng cũng có hiệu quả giảm ngứa đáng để.
- Kết hợp bôi da: Song song với quá trình uống thuốc thì người bệnh có thể kết hợp thuốc bôi da như các loại thuốc làm bạt sừng, thuốc kháng nấm, kháng sinh…
Phương pháp Đông y kết hợp Tây y
Nhiều người lo ngại sử dụng thuốc Tây quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa về sau. Với trường hợp dị ứng xi măng vẫn còn phương pháp điều trị hiệu quả là kết hợp giữa Đông y và Tây y.
Sau khi kết thúc quá trình làm việc, người bệnh có thể bôi cao đông y từ vỏ cây Hoàng Bá. Công dụng của loại cao này là chống dị ứng, loại bỏ những chất độc hại còn sót lại trên da sau khi tắm rửa. Đồng thời để đảm bảo hiệu quả, công nhân cần uống thêm thuốc chống dị ứng Cetirizin.
Cách phòng tránh dị ứng xi măng người lao động cần chú ý
Một trong những biện pháp ngăn ngừa dị ứng xi măng là hạn chế tiếp xúc với chất này. Thợ xây, công nhân có thể áp dụng biện pháp bảo hộ lao động để giảm điểm tiếp xúc các chất độc hại trên da.
Mặc đồ bảo hộ lao động: Mang ủng, quần áo dài tay và dùng găng tay chống kiềm để hạn chế vôi vữa tiếp xúc với da. Đeo kính bảo hộ lao động giúp tránh bụi xi măng bay vào mắt.
Vệ sinh sau khi lao động: Thợ xây, công nhân và kỹ sư công trình cần chú ý rửa tay, chân bằng xà phòng trung tính ngay sau khi kết thúc quá trình làm việc. Trường hợp quần áo ướt có bám xi măng thì cần thay ra ngay sau khi hết giờ.
Chăm sóc da cẩn thận: Có thể dùng một ít giấm pha loãng để vệ sinh bàn tay, chân để trung hòa chất độc hại mà xi măng bám vào da. Không nên sử dụng các loại kem dưỡng làm mềm da, vì những loại này không có tác dụng điều trị dị ứng xi măng.
Dị ứng xi măng là loại bệnh không gây nguy hại đến tính mạng con người nhưng lại khiến sức khỏe bạn giảm sút. Công nhân có thể áp dụng một số kiến thức trên đây để cải thiện tình trạng tốt hơn. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích cho những người làm trong ngành nghề xây dựng.
Ms.Công nhân