4 lưu ý cần biết để giám sát công trình xây dựng hiệu quả
22.01.2018 6186 bientap
Kỹ sư giám sát là người chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp công tác thi công tại các công trình xây dựng. Làm sao để giám sát công trình xây dựng thật hiệu quả, vừa đảm bảo chất lượng vừa đáp ứng yêu cầu về tiến độ là điều mà các kỹ sư giám sát phải quan tâm. Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ một số điều cần biết về cách giám sát công trình xây dựng hiệu quả để các bạn tham khảo.
Giám sát công trình hiệu quả ngay từ khâu thiết kế
Nhiệm vụ của người kỹ sư giám sát trong giai đoạn này kiểm tra tất cả các yêu cầu xây dựng của chủ đầu tư phải được thể hiện trong hồ sơ thiết kế - kỹ thuật và mọi chi phí dự toán xây dựng phải khớp với ngân sách. Hồ sơ thiết kế chính bàn bản vẽ chi tiết các mặt đứng – mặt cắt – phối cảnh 3D của công trình, bạn cần quan sát kỹ mô hình 3D của công trình để có được những hình dung rõ ràng, cụ thể về những hạng mục của công trình. Với hồ sơ kỹ thuật – bản vẽ chi tiết các hạng mục xây dựng, bạn cần kiểm tra – đối chiếu kỹ các số liệu về đơn giá để quản lý tốt chi phí xây dựng.
Giám sát - nghiệm thu từng hạng mục theo tiến độ thi công phần thô
Xây dựng phần thô được xem là phần quan trọng bậc nhất trong kết cấu của một công trình, do đó công tác giám sát cần phải được đặc biệt chú trọng. Hoạt động giám sát trong giai đoạn này bao gồm: kiểm tra vật liệu xây dựng có đúng khối lượng – chủng loại và chất lượng hay không, theo dõi tiến độ thi công từng công đoạn,… và phối hợp nghiệm thu khi từng hạng mục được hoàn thành. Trong quá trình xây dựng, nếu có những yếu tố khách quan buộc phải thay đổi phương thức thi công thì kỹ sư giám sát cần phải làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu và kiến trúc sư để đưa ra phương án giải quyết hiệu quả nhất, tùy thuộc vào tình hình thực tế.
Tìm hiểu thêm: QS là gì? Công việc của QS trong ngành xây dựng
Giám sát giai đoạn hoàn thiện theo đúng trình tự
Giai đoạn hoàn thiện sẽ quyết định yếu tố thẩm mỹ của một công trình, cho nên công tác giám sát cần phải sát sao, để khi công trình hoàn tất, không cần phải đục đẽo sửa chữa. Với các công trình cao tầng thì gian đoạn hoàn thiện cần được tiến hành từ tầng cao nhất xuống dưới để hạn chê việc đi lại ảnh hưởng đến chất lượng các hạng mục đã hoàn thành. Quy trình hoàn thiện một công trình xây dựng được tiến hành theo các bước sau: tô tường - láng sàn - ốp, lát gạch - sơn tường.
Một số yêu cầu khi kiểm tra các hạng mục hoàn thiện
- Mặt tường được tô và láng sàn phải phẳng, không có vết nứt. Khi gõ nhẹ lên bề mặt, nếu có tiếng “bộp” thì chứng tỏ lớp vữa được tô bị bong, không bám dính vào bề mặt gạch, phải tiến hành cậy bỏ để làm lại.
- Mặt gạch ốp tường – lát nền phải phẳng, khít, không nổi cộm và có độ dốc đạt yêu cầu.
- Bề mặt sơn tường phải đồng đều về màu sắc, không có vết ố - loang lỗ, lớp sơn tường phải bóng sáng, không có bọt bong bóng khí vón cục.
Xem thêm: 3 nguyên tắc kỹ sư xây dựng cần có
Ms.Công nhân