Cách xử lý tình huống khi nhân viên được nhận vào công ty khác
06.07.2016 2908 haiyen.tran37
Bạn đang đau đầu chóng mặt với các chiến lược, kế hoạch mới của công ty thì lại bất ngờ nhận được thông báo từ nhân viên đã được nhận vào làm ở công ty khác. Chắc chắn bạn sẽ bực mình và rơi vào tình huống khó xử không biết nên để họ nghỉ việc hay đưa ra một đề nghị hấp dẫn hơn để giữ chân họ?
Đã có rất nhiều nhà quản lý rơi vào tình huống khó xử trên nhưng nó cũng không phải là tình huống quá tồi tệ mà còn là cơ hội giúp bạn thể hiện đúng vai trò của người lãnh đạo và góp phần hiểu hơn về nhân viên bộ phận mình quản lý.
Nhưng có bao giờ bạn nghĩ, đó chỉ là lý do phù phiếm của nhân viên nói vậy nhằm mục đích muốn được tăng lương? Khi gặp phải tình huống như vậy bạn không nên nóng nảy mà nên bình tĩnh và có hướng xử lý khéo léo.
Luôn luôn bình tĩnh và lắng nghe
Khi nghe được thông tin nhân viên được nhận vào công ty khác làm việc, là một người lãnh đạo thông minh bạn nên bình tĩnh đừng phản ứng ngay lập tức dù có cảm thấy bực tức hoặc rối trí. Bạn có thể trực tiếp gặp nhân viên và hỏi về công việc mới. Sau đó, nên dành một chút thời gian để tổng hợp những thông tin về công ty mới, công việc mới và mức lương cụ thể ở đó.
Phát hiện nhân viên viện cớ đòi tăng lương/ thăng chức
Có một vài trường hợp, nhân viên vì muốn tăng lương, thăng chức nên dùng lý do nhận được công việc mới ở công ty khác. Bạn có thể tìm hiểu kĩ lưỡng từng chi tiết để xem nhân viên nói thật hay đùa. Nếu nhận thấy, đó chỉ là lý do cho mục đích khác thì hãy thẳng thẳn nói thẳng với họ về vấn đề này. Còn nếu đó là sự thật thì chắc chắn họ sẽ nghỉ việc bởi trước khi nói họ đã cân nhắc hơn thiệt giữa hai công việc. Ngược lại, nếu là nói dối thì bạn cũng có phần hiểu thêm về nhân viên của mình sau sự việc trên.
Xác định rõ quan điểm của bản thân
Sau khi bạn đã trực tiếp nghe thông tin từ nhân viên về việc nhận được công việc mới, bạn cần phải xác định rõ quan điểm của bản thân nên giữ nhân viên lại hay không? Muốn làm được điều này, bạn phải biết được giá trị của nhân viên đối với đồng nghiệp và công ty. Họ là người có năng lực, có khả năng phát triển và đóng góp nhiều cho công ty thì bạn nên cân nhắc để giữ lại.
Nếu như bạn không cảm thấy buồn khi nhân viên nghỉ việc thì hãy dành cho họ một lời cảm ơn và chúc họ thành công trong cuộc sống. Tận dụng cơ hội này để thăng chức cho một số nhân viên khác có tiềm năng hoặc đăng tin tuyển dụng mới.
Nếu nhân viên là một người có tiềm năng thì bạn nên tìm hiểu kĩ về công việc mới và so sánh. Sau đó giải thích cho nhân viên hiểu được tại sao họ nên ở lại. Hãy dành thời gian để nói về một số cơ hội đào tạo, tăng lương hoặc tiền thưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, bạn cũng cần có cách cư xử khéo léo để nhân viên nhận thấy được ý đồ bạn muốn giữ chân họ. Hình thức này chỉ xảy ra khi bạn chắc chắn nhân viên đó nghỉ sẽ gây tổn thất cho công ty.
Tuy nhiên, ngay cả khi nhân viên giỏi quyết định nghỉ việc thì cũng nên cảm ơn và đừng có ác cảm với họ. Đừng tỏ thái độ qua cầu rút ván, hãy làm cho nhân viên cảm thấy nể phục bằng việc tổ chức một bữa tiệc chia tay hoặc thường xuyên liên lạc với nhân viên sau khi nghỉ việc.
Là một người lãnh đạo, bạn nên có những quyết định sáng suốt để làm hài lòng cả nhân viên nghỉ việc và nhân viên đang làm việc. Đặc biệt bạn nên để ý đến những nhân viên sáng giá và thăm dò ý kiến của họ để có biện pháp nếu họ có ý định muốn nghỉ việc.
Hãy lựa chọn những ứng viên sáng giá nhất và đăng tuyển những vị trí việc làm cho kỹ sư, công nhân mà doanh nghiệp bạn cần tuyển trên Tuyencongnhan.vn!
Ms. Smile