Nghệ thuật quản lý giúp Toyota 150 năm không đuổi bất kỳ một nhân viên nào

05.11.2016 3538 bientap

Toyota là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới năm 2015. Trong hành trình 150 năm từ khi ra đời cho đến nay, kể cả những lúc khó khăn nhất nhưng Toyota chưa từng đuổi bất kỳ một nhân viên nào. Điều này có được là nhờ tập đoàn này áp dụng nghệ thuật quản lý Kaizen.

Chủ tịch tập đoàn Toyota - Hiroshi Okuda là người đưa ra mệnh lệnh: “Trong những hoàn cảnh khó khăn, dù phải cắt giảm chi phí nhưng không được chạm vào bất kì người nào”. Đây là chính sách bảo đảm việc làm suốt đời cho nhân viên của hãng Toyota.

Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, Toyota Thái lan dù thua lỗ 4 năm liên tiếp nhưng vẫn không hề cắt giảm nhân viên. Cũng vì vậy mà Moody đã hạ mức tín nhiệm của tập đoàn từ AAA xuống còn AA1 dẫn đến Toyota phải vay với mức lãi suất cao hơn. Mỗi năm họ phải chi trả thêm 220 triệu USD lãi suất cho ngân hàng.

Tiếp sau đó là những ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hay lao đao do ảnh hưởng của trận động đất sóng thần lịch sử năm 2011 và ngay cả trước nguy cơ phá sản nhưng tập đoàn vẫn kiên trì với quyết sách của mình.

Vậy thì nghệ thuật quản lý Kaizen là gì?

Kaizen là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế của người Nhật. “Kai” là thay đổi, “zen” là tốt hơn, gộp lại “Kaizen” có nghĩa là “thay đổi để tốt hơn” hay “cải tiến liên tục”.

Hãng Toyota áp dụng nghệ thuật Kaizen với mục đích đưa con người vào những hoàn cảnh khó khăn để họ phát huy trí tuệ của mình, để đào tạo ra những con người biết suy nghĩ, biết sáng tạo. Cốt lõi của Kaizen nằm ở khả năng không giới hạn của trí tuệ con người.

Trong nhận thức của nhân viên Toyota, Corolla là dòng xe thuộc mức thấp nhất của hãng. Thế nhưng, kỹ sư trưởng Takeshi Yoshida – người phụ trách dòng xe Corolla thế hệ thứ 9 lại đưa ra ý tưởng phải sản xuất cho được một chiếc xe có mức giá bán thấp hơn cả Corolla nhưng chất lượng phải đảm bảo.

Bài toán này đặt các nhân viên của ông phải suy nghĩ làm sao để sản xuất ra một chiếc xe như thế. Khi bản vẽ đầu tiên về mẫu xe này được đưa ra để mọi người cùng xem, mỗi người đưa ra một ý kiến góp ý, mỗi người một ý tưởng. Thế là mẫu xe Soluna ra đời, giá cũng rẻ hơn sản phẩm rẻ nhất hiện có của họ.

Với tiêu chí luôn tìm kiếm sự đổi mới, cải tiến không ngừng mà môi trường làm việc của Toyota luôn có được tính chuyên môn hóa rất cao, hạn chế ít nhất việc lãng phí và nhân viên luôn đạt hiệu suất lao động tối đa. Năm 2015, Toyota là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Những thành công mà hãng có được ngày hôm nay là nhờ nghệ thuật quản lý Kaizen của họ.

Ms.Công nhân

4.8 (298 đánh giá)
Nghệ thuật quản lý giúp Toyota 150 năm không đuổi bất kỳ một nhân viên nào Nghệ thuật quản lý giúp Toyota 150 năm không đuổi bất kỳ một nhân viên nào

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quỹ lương là gì? Quy trình xây dựng quỹ lương giữ chân nhân sự

Quỹ lương là gì? Quy trình xây dựng quỹ lương giữ chân nhân sự

Thu nhập là điều bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm khi làm việc ở nhà máy, xí nghiệp nào. Vì thế, doanh nghiệp phải biết cách giữ chân nhân sự g...

04.01.2023 906

3 vấn đề nhân viên làm việc lâu năm thường gặp phải

3 vấn đề nhân viên làm việc lâu năm thường gặp phải

Các doanh nghiệp luôn có những nhân viên trung thành, gắn bó với công ty lâu dài. Nhưng không phải người quản lý nào cũng để ý đến những vấn đề mà nhâ...

20.09.2022 8018

Nguyên tắc smart là gì? Áp dụng nguyên tắc smart vào tuyển dụng và đời sống công nhân thế nào cho hiệu quả?

Nguyên tắc smart là gì? Áp dụng nguyên tắc smart vào tuyển dụng và đời sống...

Bạn đã bao giờ nghe đến nguyên tắc SMART? Bạn có biết nguyên tắc SMART là gì? Nó có vai trò gì trong nghệ thuật quản lý mục tiêu và quỹ thời gian? Đối...

29.08.2022 51500

T&D là gì? Tầm quan trọng của T&D trong nhà máy, xí nghiệp

T&D là gì? Tầm quan trọng của T&D trong nhà máy, xí nghiệp

Muốn một nhà máy hoạt động tốt cần có sự chung tay, góp sức của đội ngũ người lao động vững tay nghề, bền chí làm việc. Vì thế, không thể thiếu vị trí...

23.06.2022 4617