Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

14.05.2018 2193 bientap

Thiết kế logo cho các thương hiệu chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là với các Designer mới vào nghề. Một logo đẹp ngoài việc chuyển tải một ý nghĩa nào đó mà thương hiệu muốn gửi gắm phải tạo được sự nhắc nhớ với người xem. Trong bài viết này, hãy cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng thế giới và những bài học dành cho Designer.

Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

Apple

Một trong những mẫu logo đẹp nhất mọi thời đại chính là hình ảnh biểu trưng “quả táo cắn dở” của Apple. Nhìn logo của thương hiệu này, khiến nhiều người liên tưởng đến quả táo trong truyền thuyết về Adam và Eva hay quả táo của Issac Newton. Nhưng câu chuyện thực tế không phải như vậy.

Năm 1977, Rob Janoff là người tạo ra mẫu thiết kế logo đầu tiên cho Apple. Ông nhận thấy rằng kích thước logo là yếu tố vô cùng quan trọng, quả táo nếu thu nhỏ lại nhìn sẽ giống một quả cherry, tuy nhiên nếu có thêm một vết cắn thì quả táo dù có thu nhỏ - phóng to thì vẫn là quả táo.

Dấu ấn đặc biệt mà mẫu logo này đã tạo ra trên thị trường đem đến một bài học: thiết kế logo không nhất thiết phải hàm chứa nghĩa đen – có một chi tiết nào đó đại diện cho sản phẩm mà thương hiệu đang kinh doanh. Và bí quyết để thiết kế nên một mẫu logo thành công rất đơn giản: “đặc biệt - đáng nhớ - rõ ràng”.

Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

Adidas

Logo của Adidas cũng là sự chứng minh cho quan điểm, logo không cần phải hàm chứa nghĩa đen. Adolf Dassler chính là Designer thiết kế nên biểu tượng 3 sọc ngang cho thương hiệu Adidas vào năm 1949. Thời điểm đó, biểu tượng này không ẩn chứa một ý nghĩa cụ thể nào, chỉ đơn giản là để quảng bá cho việc tài trợ giày cho các vận động viên tham gia giải đua quốc tế.

Đến năm 1971, khi Adidas bắt đầu lấn sân sang thị trường trang phục giải trí, logo chính thức đầu tiên của thương hiệu này cũng được “trình làng” mang tên gọi Trefoil – với 3 chiếc là tượng trưng cho 3 lục địa chính trên thế giới: châu Mỹ, châu Âu – Phi, châu Á.

Năm 1990, Adidas ra mắt mẫu logo thứ hai đại diện cho dòng sản phẩm thể thao – với 3 đường sọc có kích thước khác nhau xếp thành hình ngọn núi – biểu trưng cho những thử thách, khó khăn mà các vận động viên phải đối mặt.

Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

Cho đến nay thì Addidas vẫn sử dụng song song 2 logo đó cho các sản phẩm của mình. Rõ ràng, một thương hiệu có thể sử dụng nhiều logo – miễn là cũng dựa trên một tiêu chuẩn rõ ràng nào đó – với Adidas là 3 đường sọc ngang ban đầu.

Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

Nike

Mẫu logo “Swoosh” (Dấu ngoắc phẩy) của Nike xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1971 – cho đến nay là một trong những mẫu logo dễ nhận biệt nhất. Thực tế thì mẫu logo này được thiết kế bởi một nữ sinh viên đồ họa Carolyn Davidson với giá 35 USD. Khi đưa yêu cầu thiết kế cho Carolyn, nhà đồng sáng lập Nike – Phil Knight yêu cầu cần một logo ẩn chứa thông điệp đơn giản – năng động và không “hao hao” như 3 sọc ngang của Adidas.

Sau khi thiết kế, Carolyn đã đưa đến một số mẫu logo khác nhau và chính sự “vô cùng đơn giản” đã khiến biểu tượng Swoosh được chọn. Mặc dù lần đầu tiên Phil Knight không thích biểu tượng này nhưng ông nghĩ rằng nó sẽ mang lại hiệu quả. Thế mới thấy được, thay vì vội vã nhận xét về một mẫu logo ngay từ ấn tượng đầu tiên, hãy dành thời gian suy nghĩ về cách thức truyền tải thông điệp ngắn gọn và ý nghĩa ẩn chứa bên trong. Nhiều mẫu logo khi nhìn đi ngắm lại nhiều lần, bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp của nó.

Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

Amazon

Amazon xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994 với mô hình cửa hàng sách trực tuyến. Đến năm 2000, khi mở rộng kinh doanh ra vô số mặt hàng, Giám đốc Amazon - Jeff Bezos yêu cầu thiết kế một mẫu logo phải thể hiện được ý nghĩa khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ mình cần khi đến với thương hiệu.

Để đáp ứng yêu cầu của Bezos, nhóm thiết kế đã thêm một dấu mũi tên kéo dài từ chữ A đến chữ Z có trong tên thương hiệu. Bên cạnh đó, họ nhận thấy mẫu logo này còn thiếu yếu tố con người cho nên dấu mũi tên đã được cách điệu thành hình một nụ cười – tượng trưng cho sự hài lòng của khách hàng. Bài học ở đây chính là: sự tinh tế giúp tạo nên một mẫu logo đẹp và ý nghĩa.

Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

Co-op

Năm 1968, mẫu logo đầu tiên của Co-op được đưa vào sử dụng với biểu tượng “cỏ bốn lá” – được nhận xét là vừa dễ nhận biết – vừa thời trang. Logo này sau đó được chỉnh sửa lại nhiều lần nhưng vẫn chưa có phiên bản mới nào đáp ứng được tiêu chí như trong thiết kế gốc. Vì thế hãng quyết định tiếp tục sử dụng lại mẫu logo cổ điển ban đầu. Điều này giúp Co-op kinh doanh thành công hơn – qua đó chứng minh sức mạnh của yếu tố truyền thống.

Điều này không có nghĩa là trong thiết kế logo không cần phải cập nhật theo xu hướng, mà hàm ý rằng cần phải tôn trọng yếu tố truyền thống của các nhãn hàng.

Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

Cadbury

Logo của thương hiệu Cadbury được thiết kế dựa theo chữ ký của của William Cadbury – được xuất hiện chính thức lần đầu tiên vào năm 1952. Việc sử dụng phong cách thiết kế kiểu chữ ký giúp tạo cảm giác độc quyền và mang thương hiệu cá nhân. Đây là một thủ thuật thiết kế logo được nhiều thương hiệu nổi tiếng khác sử dụng như: Coca Cola, Disney… Mẫu logo này sau đó cũng được chỉnh sửa nhưng về cơ bản vẫn giữ bản sắc là màu tím đặc trưng.

Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

ITV

Đầu năm 2012, các đài truyền hình ở Anh thực hiện việc đổi mới và cần thiết kế logo nhận diện một số kênh truyền hình. Đội ngũ sáng tạo của ITV đã chọn 5 màu sắc tương ứng với các quảng cáo mà họ hợp tác để phát triển mẫu logo thân thiện theo phong cách chữ viết tay.

Việc sở hữu một màu sắc đặc trưng giúp “cá nhân hóa” thương hiệu, tuy nhiên cách thức này không thể áp dụng cho tất cả. Thực tế, việc linh hoạt đi ngược lại trào lưu cũng là một giải pháp thông minh giúp ITV tạo nên sự đa dạng và đem đến cơ hội được quảng bá tại nhiều sự kiện mà không tạo cảm giác nhàm chán.

Với các Designer mới vào nghề, làm thế nào để thiết kế nên được một mẫu logo đẹp không phải là điều dễ dàng. Câu chuyện thiết kế logo của 7 thương hiệu nổi tiếng mà Tuyencongnhan.vn đã chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn rút ra được những bài học cho bản thân để áp dụng vào công việc của mình.

Ms. Công nhân

4.6 (466 đánh giá)
Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer Câu chuyện đằng sau chiếc logo của 7 thương hiệu nổi tiếng và bài học dành cho Designer

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 139

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 307

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 355

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 203