CFS là gì? Tiết lộ 5 điều cần biết về CFS tránh mất tiền oan
30.08.2022 7500 ungvien
Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “CFS là gì?". Trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu, hải quan, CFS cụ thể gồm dịch vụ gì? Phí CFS bao nhiêu? Quy trình thu phí ra sao?... Nếu bạn đang băn khoăn các vấn đề trên, hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu "CFS là gì" cùng 5 điều thú vị về CFS để tránh mất tiền oan nhé.
CFS đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu, hỗ trợ quá trình thu gom, xử lý đơn hàng. Vì vậy, những người làm việc trong ngành này và Logistics nên tìm hiểu kỹ về định nghĩa “CFS là gì?” nhằm góp phần gia tăng hiệu suất lao động, hạn chế rủi ro, sai sót trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
CFS là gì?
CFS - Container Freight Station là hệ thống kho, bãi, nơi lưu trữ hàng hóa trước khi được đưa đi xuất khẩu hoặc chia lẻ đến các vùng tiêu thụ sau khi được nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Ngay tại khu vực kho hàng này, thường sẽ có một bộ phận thực hiện nhiệm vụ tập kết đơn hàng, bảo quản và sẽ thu một khoản phí vận hành, được gọi là phí CFS.
Đặc thù của mỗi cửa hàng sẽ luôn chứa những lượng hàng nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, số lượng này không đủ cho vào một xe tải nên cần phải có kho CFS để bảo quản, đóng gói, nhằm giúp giảm bớt chi phí vận chuyển vừa hỗ trợ quá trình kiểm tra, khảo sát, sử dụng sau này.
Cùng tìm hiểu: FDI là gì? Vốn FDI là gì? Những tác động của FDI
Các dịch vụ tại CFS
Các dịch vụ được thực hiện tại CFS gồm có:
- Đóng gói, sắp xếp hàng hóa chờ xuất khẩu.
- Hàng trung chuyển, hàng quá cảnh được đưa vào các CFS để ghép chung hoặc chia tách container xuất khẩu.
- Chia tách hàng nhập khẩu để chờ thủ tục hải quan hoặc thực hiện ghép container để xuất sang nước thứ ba.
- Thực hiện việc chuyển đổi quyền sở hữu trong thời gian lưu trữ.
Thuận lợi, khó khăn khi sử dụng CFS
1. Thuận lợi
Nếu doanh nghiệp có nhiều lô hàng lẻ khách nhau, muốn bán cho nhiều khách hàng của cùng một quốc gia thì CFS là nơi giúp các doanh nghiệp gom hàng lẻ thành một lô hàng lớn trước khi xuất khẩu, giúp tiết kiệm được chi phí. CFS còn là nơi giúp các doanh nghiệp nhập khẩu tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thuận tiện với thủ tục nhập hàng khi sử dụng chung một loại vận đơn vận tải.
2. Khó khăn
- Những hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu được lưu giữ tại các CFS nếu quá thời hạn quy định, trong một số trường hợp nếu không gia hạn thì đơn vị hải quan có quyền bán hàng hóa đó và nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi chi phí lưu kho, chi phí bán hàng. Nếu đó là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thì chủ hàng có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt nam. Khi không xác định được người vận chuyển hay chủ hàng thì chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện việc tiêu hủy.
- Các hoạt động thu gom hàng hóa, các dịch vụ, các mặt hàng lưu trữ tại các bãi CFS phải chịu sự giám sát, kiểm tra của lực lượng hải quan của. Với những mặt hàng cần bảo quản kỹ thì việc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
- Dù hệ thống CFS nằm trong hay ngoài cửa khẩu thì hàng hóa vận chuyển vẫn phải làm thủ tục hải quan và chịu sự giám sát, kiểm tra hải quan.
Quy trình khai thác hàng xuất ở kho CFS
Trước khi xuất đơn hàng cho quá trình xuất khẩu sang nước ngoài, chủ doanh nghiệp cần làm thủ tục theo quy trình các bước sau đây:
1. Xác nhận thông tin đặt hàng
Trước khi vào kho CFS, chủ doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu như sau:
- Thông tin của chủ hàng hóa như: Họ tên, địa chỉ, mã số thuế (Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân), SĐT.
- Đơn đặt hàng và mã của từng loại hàng hóa.
- Tên của tàu vận chuyển hàng hóa đó và số vận chuyển.
- Thời gian xếp hàng hóa để vận chuyển lên tàu.
- Thời gian tàu khởi hành.
2. Liên hệ chủ hàng chuẩn bị nhận hàng hóa tại kho CFS
Đơn vị CFS bắt đầu liên hệ với chủ hàng về thời gian hàng hóa được chuyển về kho CFS và tiến hành kiểm tra các thông tin cần có.
3. Kiểm tra hàng hóa
Chủ của đơn hàng sẽ đến kho CFS và nhân viên của đơn vị này sẽ bắt đầu kiểm tra hàng hóa cẩn thận trước khi đưa hàng vào kho. Nếu xuất hiện những trường hợp sau đây, phải có sự đồng thuận của bên thuê kho:
- Không có băng dính hay biểu hiện của việc dán lại bưu kiện.
- Bị hỏng hoặc xước, thủng, ướt,...
- Không có mã số, mã vận chuyển,...
- Có nhiều dấu hiệu bất thường.
Khi hàng giao muộn, sau 5h ngày thứ 7 hoặc giao phiếu Hải Quan muộn, đơn vị CFS chỉ nhận khi có “Yêu cầu nhận hàng muộn” do bên Thuê kho xuất trình và sự đồng ý tiếp nhận của CFS.
Đơn vị CFS bắt đầu phân loại hàng hóa theo màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng,... dựa trên hướng dẫn của bộ phận Thuê kho của Chủ hàng. Nhân viên bắt đầu thống kê thành bảng mẫu đầy đủ các thông số.
CFS bắt đầu xuất chứng nhận giao nhận cho bên giao hàng, có chữ ký của CFS, đại diện bên giao hàng. Chủ hàng sẽ nộp xác nhận booking, packing list, giấy ủy quyền, thủ tục hồ sơ hải quan,...
Các đơn hàng có dự kiến là đóng cùng xe tải hoặc một vài đơn hàng bị hoãn lại, đơn vị CFS phải xin ý kiến của Bên Thuê Kho về vấn đề này và đưa ra hướng xử lý hợp lý.
4. Đóng gói hàng hóa kỹ càng
Đại diện bên thuê kho sẽ gửi bảng hướng dẫn đóng gói hàng hóa cho đơn vị CFS trước 1 ngày. Bên CFS sẽ phải đảm bảo đủ nhân lực, điều kiện vật chất, phương thức thực hiện để hoàn tất giai đoạn này một cách đầy đủ để kịp thời gian vận chuyển.
5. Đảm bảo đủ vỏ xe tải đóng đầy đủ số lượng hàng hóa
Chủ hàng phải đảm bảo rằng hãng tàu có đầy đủ những vỏ vận chuyển đủ để chứa hàng và hoàn tất đúng dự kiến. Đồng thời, phía bên CFS cũng cần phải đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn bên kho, bãi container nhằm hạ hàng hóa một cách tốt nhất.
6. Hải quan kiểm tra hàng hóa
Chủ hàng hóa phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thủ tục hải quan và nộp hồ sơ cho Hải quan đầy đủ rồi chuyển tất cả cho CFS đúng quy định. Nếu không đúng giờ, sẽ phát sinh thêm chi phí.
7. Giám sát quá trình vận chuyển, giao hàng
CFS giám sát quá trình vận chuyển, giao hàng, đóng hàng vào kho.
Chi phí CFS khoảng bao nhiêu?
Nhìn chung, các công việc của CFS khá nhiều công đoạn, quy trình khác nhau, vậy chi phí sẽ khoảng bao nhiêu?
Chi phí CFS là khoảng tiền chi trả cho các hoạt động: Nâng, hạ hàng hóa, vận chuyển, di chuyển hàng hóa ra cảng, đóng hàng vào xe tải.
Quy trình thu phí CFS:
- Nhân viên ở cảng sẽ thu phí CFS từ các Forwarder (Bộ phận/ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ giao nhận hàng hóa).
- Phí CFS sẽ được thu trực tiếp vào giai đoạn xuất, nhập khẩu.
- Mức phí này dao động khoảng từ 15 - 18 USD hoặc hơn tùy thuộc vào đơn vị vận chuyển bạn lựa chọn.
Như vậy, bạn đã biết “CFS là gì?” và những điều liên quan đến khái niệm này chưa? Hy vọng rằng các thông tin bổ ích này sẽ giúp chủ doanh nghiệp hoàn tất thủ tục vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, kịp thời.
Ms.Công nhân