Chuyện công nhân may mặc: Trăm nỗi lo mấy ai hiểu

09.09.2022 17506 haiyen.tran37

May mặc là một trong những ngành có lượng công nhân đông đảo nhất tại Việt Nam. Đa phần là công nhân nữ, lao động phổ thông, trình độ trung bình - thấp. Đây được đánh giá là một nghề không quá vất vả, nhưng cũng không dễ dàng. Và còn đó nhiều nỗi trăn trở của những công nhân sáng tất bật dậy sớm, tối lủi thủi tăng ca, quay quắt nỗi nhớ con hay không biết gửi con đi đâu,...

nỗi trăn trở công nhân

Công nhân may mặc chưa phải là công việc khổ cực nhất

Yêu cầu tuyển dụng công nhân may không quá khắt khe; người chưa biết việc vẫn có thể được nhận vào nhóm vừa học vừa làm, ở những khâu cơ bản nhất. So với những công việc nặng nhọc hay không cố định khác như thợ mỏ, người làm nông... công nhân may mặc chưa phải là công việc khổ cực nhất, ngược lại còn được chi trả mức lương ổn định hàng tháng chưa kể tăng ca, được hưởng những quyền lợi chính đáng theo quy định của hợp đồng lao động, từ chế độ bảo hiểm, thai sản, ốm đau, hiếu hỉ, công đoàn, các khoản trợ cấp, phụ cấp liên quan khác.

Việc ngày càng nhiều khu công nghiệp mở rộng hay mọc mới, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất - kinh doanh vào Việt Nam giúp tạo ra số lượng lớn nhu cầu tuyển công nhân ngành may mặc, tạo việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người lao động. 

Nỗi trăn trở chưa bộc bạch

- Lương thấp

Mức lương khởi điểm của công nhân may mặc được đánh giá là khá thấp so với mức sống hiện tại, dao động trung bình trong khoảng từ 3,5 - 7 triệu đồng/ tháng, chưa bao gồm tăng ca. Ngoài ra, thường chỉ những công nhân lành nghề, có bậc thợ cao, làm ra nhiều sản lượng mới đạt được mức lương trên dưới 8 triệu đồng. 

Đấy là chưa kể công nhân ở các khâu phụ như cắt chỉ, đơm khuy có mức lương thấp hơn nữa. 

Còn những người mới vào nghề, ngoài việc phải trải qua khóa học nghề căn bản thì mức lương (hỗ trợ) của họ nhiều lúc không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày với hàng chục những khoản chi tiêu phải lo, từ tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền học của con, tiền thuốc thang khi bệnh tật, ma chay, hiếu hỉ... 

"Mỗi tháng, ngoài tiền điện, nước, tiền ăn, tiền nhà, tôi còn phải cáng đáng thêm tiền học phí của hai đứa con đang gửi ông bà trông nôm dưới quê. Thu nhập của cả hai vợ chồng vào khoảng 15 triệu đồng/ tháng, kể ra cũng đủ trang trải nếu không phát sinh các khoản ma chay, cưới xin hay liên hoan, ốm đau, tai nạn. Muốn có dư, phải cân đo đong đếm giữa nhiều khoản chi. Nhiều lúc ăn bữa nay phải tính bữa may, không khéo thì lại âm tiền mất." - chị Mai, công nhân may tại một KCN ở Bình Dương bộc bạch.

Lương thấp khiến nhiều công nhân may mặc không đủ kiên nhẫn để bám trụ lâu trong các công ty, khu công nghiệp, nhà xưởng. Nhiều người có xu hướng nhảy việc, đổi nghề, tìm kiếm cơ hội tại nhiều nơi khác có mức thu nhập tốt hơn.  

- Mong được tăng ca

Vì mức lương cơ bản quá thấp nên dù công việc 8 tiếng đồng hồ nơi công xưởng đã khá là vất vả, phần đa công nhân may mặc đều hy vọng được tăng ca. Bởi không tăng ca thì mức lương của họ không đủ sống. Với các dịp cao điểm như cận tết, công ty có hàng thường xuyên, cần công nhân tăng ca nhiều. Đời sống công nhân vì vậy mà bớt chật vật hơn.

Nhưng những đợt đầu năm, hay công ty ít đơn hàng, chỉ làm hưởng lương cơ bản thì nỗi lo cơm áo gạo tiền luôn ám ảnh, gây áp lực lên không ít người. 

- Yêu vội và cái kết đắng lòng

Đời công nhân ai cũng mong mỏi một cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc, con cái học hành đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều cô gái vì thiếu thốn tình cảm mà vội vàng sống thử với người yêu chỉ sau vài tháng tìm hiểu, dẫn đến có thai và làm mẹ đơn thân hay liên tục bị lạm dụng tình dục, xậm hại thân thể,...

Chị T. H. H. (25 tuổi, làm công nhân may ở KCN Bình Tân, TP. HCM) làm mẹ đơn thân của 1 cậu nhóc 3 tuổi kể: “Mình và anh ấy cùng làm công ty một thời gian rồi nảy sinh tình cảm và yêu nhau sau đó vài tháng. Vì lương thấp, chi phí nhiều nên hai đứa quyết định dọn về ở chung.

Không biết sử dụng biện pháp tránh thai nên mình dính bầu. Lúc phát hiện có thai, anh ta thúc giục phá thai nhưng mình kiên quyết không chịu. Cuối cùng, hai đứa cãi nhau và anh ta bỏ đi”. Thương con H. chắt mót chi tiêu, cố gắng gánh gồng để nuôi con trong nỗi tủi nhục khôn nguôi.

Cùng cảnh ngộ với H., bạn N. T. N. cũng trải lòng về câu chuyện của riêng mình. N. quen anh N. T. T. chỉ sau 1 lần gặp mặt khi đi chơi chung với bạn bè tại gần khu công nghiệp. Thời gian đầu, anh T. lúc nào cũng hỏi han, nhắn tin quan tâm suốt đêm. Vì cảm mến sự ga lăng của anh chàng này nên chỉ sau 1 tháng tìm hiểu, N. quyết định dọn về ở chung nhà và trao thân cho T.

Nhưng đâu ngờ, T. không đi làm mà suốt ngày lang thang các quán Internet để ăn chơi hoặc đánh bida. Tối về, lại xin tiền của N. để đi ăn chơi tiếp. Có lần T. nói anh ta đi làm nhưng hắn biện minh: "Làm công nhân lương thấp, không có tương lai nên trốn tránh".

chuyện công nhân may mặc

Sau này, T. còn lấy cớ kinh doanh online để vay mượn N. 50 triệu đồng. Vì mong muốn T lo làm ăn nên T. đã đưa hết tiền tiết kiệm suốt 5 năm và mượn thêm bạn bè người thân cho bạn trai. Một ngày kia, vợ của T.đến tạt axit N. ngay sau khi cô vừa phát hiện mình có thai. Đau đớn, bẽ bàng, cô chẳng biết làm gì ngoài cắn răng chịu đựng và đi làm kiếm tiền trả nợ, nuôi con.

Công nhân sống thử: Những cái kết đắng lòng

- Gia đình tan vỡ, xa con

Làm ăn xa nhà, chị T. (34 tuổi, quê Thanh Hóa) luôn mong mỏi tan làm, về nhà để gọi video call và nhìn thấy mặt con trong giây lát. Lấy chồng từ khi mới 25, nhưng vì kinh tế khó khăn, chồng làm nông nên chị quyết định đi làm công nhân ở khu công nghiệp tại Hải Dương.

Cuối tuần mới được nghỉ một ngày, nhưng vì ngại đường xa nên chị T. ít về nhà. Chồng chị không cảm thông mà lại hay ghen tuông và chỉ trích liên tục. Sau đó ít năm, chị phát hiện chồng ngoại tình nên đâm đơn ly dị. Chồng chị chẳng những không phụ cấp mà còn lơ là, không quan tâm, săn sóc con cái.

Con chị gửi cho nhà ngoại rồi lại tiếp tục vào lại thành phố làm việc. Chị nuốt nước mắt và tiếp tục cần mẫn làm lụng lo tiền ăn học cho con. Ngày trước khi công nghệ chưa có, chị dành dụm tiền mua card điện thoại và gọi điện về quê mỗi cuối tuần. Sau 1 năm làm lụng, chị tiết kiệm được tiền mua điện thoại thông minh nên thường xuyên thấy mặt con.

“Mỗi đêm tôi đều khóc vì nhớ con. Cứ sau mỗi cú gọi điện tôi lại buồn tủi. Bây giờ tôi chỉ có mỗi con làm động lực để cố gắng làm việc mỗi ngày. Tôi cũng không dám tìm hạnh phúc mới nữa vì giờ thiếu thốn đủ đường,...”, chị T. ngậm ngùi nói.

Đó là câu chuyện không hiếm trong đời sống công nhân may mặc. Ngoài ra, một số người lao động còn phải rơi vào tình trạng không biết gửi con ở đâu khi tăng ca. Nhiều người đánh liều gửi con ở những cơ sở mẫu giáo rẻ tiền, không có kinh nghiệm và tiềm ẩn nguy cơ bạo hành trẻ em rất lớn. Một số công nhân gửi con ở quê nhà cho ông bà ngoại chăm sóc, còn mình thì liên tục phải làm thêm để kiếm thêm tiền gửi về cho cha mẹ nuôi nấng chăm sóc con cái và lo cho bản thân.

Nỗi buồn của công nhân và giải pháp cho bài toán “Gửi con ở đâu?”

- Muốn được doanh nghiệp hỗ trợ nhiều hơn nữa

Bên cạnh nguyện vọng được tăng lương, tăng ca, công nhân may mặc mong muốn được doanh nghiệp, các tổ chức công đoàn hỗ trợ nhiều hơn trong chính sách bảo hiểm, thai sản, thưởng những dịp lễ tết, thâm niên... để họ yên tâm hơn, làm việc tốt hơn.

Ngoài ra, việc thường xuyên được tổ chức các hoạt động cộng đồng, buổi liên hoan, sinh hoạt vào các dịp đặc biệt như tổng kết quý hay cuối năm, thưởng năng suất cũng tạo điều kiện kết nối mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, gắn kết với cấp trên, tạo động lực và niềm vui hăng say để công nhân tăng gia sản xuất.

Nếu không có đội ngũ công nhân lành nghề và trách nhiệm thì lấy đâu ra những kiện hàng đạt chuẩn để công ty xuất xưởng? Nếu không có những công nhân hăng say và nhiệt huyết thì lấy đâu ra dây chuyền hiệu quả và chất lượng? Đừng nghĩ công nhân chỉ là đối tượng lao động cấp thấp nên không cần quan tâm, tạo động lực! Chỉ khi doanh nghiệp giải quyết được những nỗi trăn trở chính đáng của "người làm thuê" thì họ mới sẵn sàng vì doanh nghiệp mà cống hiến.

Tìm hiểu mô tả công việc và mức thu nhập công nhân may​

​- Tổn hại vì sức khỏe

Một số người lao động may mặc liên tục phải đối diện với những nguy cơ tổn hại sức khỏe, bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến hiệu suất công việc phải kể đến như:

- Bệnh sạm da, viêm da dị ứng, viêm loét,... do làm việc trong môi trường bụi vải, máy móc, hóa chất từ chất nhuộm công nghiệp.

- Tính chất công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, chính xác cao nên công nhân may dễ bị chứng căng thẳng, rối loạn cảm xúc.

- Môi trường làm việc trong nhà máy may với tiếng ồn lớn, vượt quá quy chuẩn trong thời gian dài, sẽ khiến công nhân dễ mắc bệnh điếc.

- Công nhân may thường xuyên hít phải bụi sợi đay, gai, bông,... nếu không mang khẩu trang có thể mắc bệnh bụi phổi bông lớn, tức ngực, khó thở.

- Ngồi lâu trong một tư thế, tay chân ít hoạt động, nguy cơ mắc bệnh xương khớp,... xuất hiện những cơn đau nhức, khó chịu.

Ms. Công nhân

4.3 (833 đánh giá)
Chuyện công nhân may mặc: Trăm nỗi lo mấy ai hiểu Chuyện công nhân may mặc: Trăm nỗi lo mấy ai hiểu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lễ Quốc khánh 2/9 người lao động được nghỉ mấy ngày?

Lễ Quốc khánh 2/9 người lao động được nghỉ mấy ngày?

Với 2 ngày nghỉ theo quy định nghỉ lễ Quốc khánh hàng năm, cộng thêm 2 ngày cuối tuần ngay sát kỳ nghỉ lễ làm lịch nghỉ dịp 2/9 của người lao động có...

30.08.2024 2221

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chia sẻ với truyền thông, đại diện công ty giày dép quy mô lớn tại Đồng Nai xác nhận, doanh nghiệp này đang có kế hoạch đưa 42.000 công nhân của mình...

08.08.2024 313

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 401

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 916