Có nên viết phần Sở thích vào CV xin việc?
21.05.2019 2375 hongthuy95
MỤC LỤC
Nếu thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, học vấn… là những phần bắt buộc phải có trong CV xin việc thì sở thích lại không. Tuy nhiên, liệu có nên viết phần sở thích vào CV? Việc làm này có ích lợi gì? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu thử nhé!

Nên hay không việc viết phần sở thích vào CV xin việc?
Một kết quả khảo sát các nhà tuyển dụng (NTD) mới đây cho thấy, có đến 85% doanh nghiệp cho biết thông qua tuyển dụng, họ muốn tìm người phù hợp nhất chứ không phải người giỏi nhất. Do đó, không phải lúc nào trình độ và kinh nghiệm cũng quyết định khả năng ứng tuyển thành công; nhất là đối với ứng viên mới ra trường hay những ai xin việc trái ngành, nhảy việc. Lúc này, kỹ năng và sở thích là 2 phần được NTD đánh giá cao. Thông qua Sở thích, họ sẽ “soi” được tính cách của ứng viên để xem ứng viên đó có phù hợp với môi trường, văn hóa của công ty hay không trước khi đưa ra quyết định gọi phỏng vấn.
Như vậy, bên cạnh năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp… NTD cũng còn quan tâm đến mục sở thích trong CV của ứng viên. Nên, khi tạo CV, đừng bỏ qua phần này nhé!
4 ích lợi nếu viết phần sở thích vào CV xin việc?
- Tạo sự nổi bật riêng
Trong vô vàn CV chất cao như núi, NTD chỉ dành 30s đầu tiên để lướt qua mỗi CV. Do đó, giữa những CV na ná nhau về mục tiêu nghề nghiệp, học vấn hay kinh nghiệm làm việc; một mục sở thích đặc biệt nổi bật và phù hợp với vị trí ứng tuyển sẽ là nét chấm phá khác biệt khiến NTD để mắt đến CV của bạn

- Nêu bật tính cách cá nhân
Sở thích thể hiện đam mê của từng người, qua đó, biểu thị thái độ sống của chính người đó. Đừng bao giờ nghĩ rằng phần sở thích chỉ là mục ghi chơi, có cũng được, không có cũng chả sao và thường sẽ ghi là sở thích: nghe nhạc, xem phim, du lịch… Điều này đúng nhưng cần được tính toán trước khi điền, sở thích nêu trung thực là tốt nhưng phải phù hợp với vị trí ứng tuyển, hỗ trợ cho công việc hoặc các hoạt động, các mối quan hệ sau này trong công ty. Do đó, hiểu công việc ứng tuyển, hiểu tâm lý NTD, bạn sẽ lựa chọn được sở thích nổi bật và phù hợp nhất của bản thân để điền vào mục sở thích.
- Khẳng định sự phù hợp với vị trí tuyển dụng
Như Vieclamnhamay.vn vừa đề cập trên đây, sở thích sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực làm việc. Chẳng hạn: một người thích âm nhạc hay tìm hiểu về thế giới người nổi tiếng sẽ phù hợp với các công ty giải trí chuyên về âm nhạc – một người thích đi du lịch hay các hoạt động ngoài trời, năng nổ, giỏi ngoại ngữ thì thích hợp làm hướng dẫn viên du lịch hay chuyên viên tổ chức sự kiện – hay một người thích nấu ăn và được ăn, đam mê tìm hiểu và sáng tạo món ăn mới thì hợp với công việc đầu bếp… Do đó, đừng chỉ nghĩ đơn thuần việc điền sở thích là ghi chơi, hãy suy nghĩ và cân nhắc về sự phù hợp với vị trí ứng tuyển để tăng sức thuyết phục đến NTD.

- Thể hiện khả năng hòa nhập với công việc và văn hóa doanh nghiệp
Thông qua sở thích, NTD sẽ đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không; đồng thời xác định khả năng hòa nhập với tập thể tại doanh nghiệp thế nào, có thích ứng nhanh với môi trường, nắm bắt công việc tốt, xử lý các vấn đề khéo léo giữa tập thể… hay không trước khi đưa ra quyết định gọi phỏng vấn.
Lưu ý khi viết phần sở thích vào CV xin việc
-
Trước khi trình bày phần sở thích, bạn phải tự trả lời sở thích của bạn là gì – liệt kê danh sách những điều mình thích – lựa chọn một vài sở thích phù hợp, có liên quan nhất đến công việc ứng tuyển
-
Phần sở thích nên được ghi liệt kê theo từng ý, không nhất định phải ghi theo khuôn mẫu nhưng cần mang lại cảm giác tươi mới, tạo sự thu hút
-
Chỉ liệt kê những sở thích đặc biệt (tức phù hợp với vị trí ứng tuyển) để tránh bị trùng lặp với các ứng viên khác và quá rập khuôn. Trường hợp bạn không có sở thích đặc biệt thì có thể thay thế bằng mục “Volunteer” (tình nguyện) hoặc “Extracurricular Activities” (các hoạt động ngoại khóa)
-
Các sở thích liệt kê cần phù hợp với vị trí ứng tuyển và phải trung thực; nên dùng câu ngắn gọn, dễ hiểu, không nêu quá lố gây mất điểm nếu bị lộ
-
Sinh viên mới ra trường, ứng viên chưa có kinh nghiệm, ứng viên có sở thích liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển… là những người nên viết phần sở thích vào CV
-
...

Với những chia sẻ trên đây của Vieclamnhamay.vn hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “có nên viết phần sở thích vào CV xin việc?”, đồng thời nắm rõ một số lưu ý khi viết phần sở thích để hoàn thiện CV, tạo ấn tượng với NTD, tăng sức thuyết phục về sự phù hợp với vị trí ứng tuyển, tăng khả năng được gọi phỏng vấn.
Ms. Công nhân