Công ty Bạch Đằng vô trách nhiệm với người lao động tại Saudi Arabia?
08.06.2016 1883 dothidiuhd
Bà Trần Thị Thành sinh năm 1961, quê tại Sầm Sơn, Thanh Hóa cho biết đã ký hợp đồng 2 năm xuất khẩu lao động sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc với cty Cổ phần XNK & XD Bạch Đằng. Tuy nhiên, khi hết hạn hợp đồng bà Thành vẫn chưa được về nước.
Theo lời anh Hoàng Văn Đức con trai bà Trần Thị Thành thì vào ngày 22.5.2014, mẹ anh, tức bà Thành đã ký hợp đồng XKLD 49/AR/2014 với ông Vũ Thành Phong – Giám đốc Công ty cổ phần XNK & XD Bạch Đằng về việc đưa bà Thành sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình. Vào ngày 24.5, bà Thành thực hiện xong 2 năm lao động theo hợp đồng, nhưng chủ sử dụng lao động bên Saudi Arabia vẫn không làm thủ tục để bà về nước.
Anh Đức cho biết: hiện tình hình sức khỏe mẹ anh không được tốt, thường xuyên khó thở và đau tim. Nên vào khoảng tháng 10.2015, do tình hình sức khỏe mẹ tôi yếu, khó đảm bảo được công việc, nên bà cùng gia đình đã nhiều lần liên lạc với chi nhánh công ty Bạch Đằng ( tại tòa nhà A1, ngõ 89, Lê Đức Thọ, Hà Nội) nhưng đại diện chi nhánh lại giải thích như thế sẽ phá vỡ hợp đồng và khuyên bà Thành nên hoàn thành công việc sau 2 năm rồi về”.
Tuy nhiên, sau thời hạn 2 năm, tức vào ngày 24.5.2016, bà Thành đã thực hiện xong thời hạn hợp đồng, nhưng phía chủ thể lao động bên Saudi Arabia vẫn không làm thủ tục để bà Thành về nước và công ty Bạch Đằng lại lảng tránh trách nhiệm với bà Thành. Điều này khiến Gia đình và bà Thành rất hoang mang và bức xúc.
Đáp lại bức xúc từ phía gia đình bà Thành, bà Vuc Thị Phương – Giám đốc Bạch Đằng cho biết bên Saudi Arabia đang là tháng tết, chủ nhà chưa tìm được người thay thế nên chưa thể cho bà Thành về nước được. Không những thế, hơn 4 tháng nay bà Thành đã không nhận được đồng lương nào theo hợp đồng, trong khi tiền khám – chữa bệnh của bà Thành phải tự túc không được hỗ trợ, có lần tiền mua thuốc tính đến hơn 1,5 triệu VND” anh Đức bức xúc.
Hợp đồng mà công ty Bạch Đằng và bà Thành ký đã nêu rõ: Khoản 3.6 điều 3, quyền và nghĩa vụ người lao động ghi rõ trong hợp đồng: “ phối hợp với bên tiếp nhận và sử dụng người lao động hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản tiền thu nhập hợp pháp về Việt Nam theo đúng quy định pháp luật”. Về việc khám - chữa bệnh, thuốc thang thì trong khoản 2.1 điều 2 có ghi rõ: “ Người lao động được tham gia và hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định pháp luật Saudi Arabia. Phí bảo hiểm do chủ sử dụng đóng”. Như vậy, nếu đúng như phản ánh và bà Thành thì Công ty Bạch Đằng đã thực hiện sai các điều khoản trong hợp đồng và thiếu trách nhiệm với người lao động.
Đến sáng 6.6, tại chi nhánh công ty Bạch Đằng, bà Vũ Thị Phượng – Giám đốc chi nhánh khẳng định: sức khỏe bà Thành đã ổn định hơn và việc bà chưa được về nước là có thật! Để chứng minh sức khỏe bà Thành là bình thường, bà Nguyễn Thị Tuyết Hoa (đại diện Công ty tuyển dụng Aldana, Saudi Arabia) đã trình bày giấy khám sức khoản mà chủ sử dụng lao động đưa bà Thành đi khám 23.4.2016 có kết luận của bác sĩ bên Saudi Arabia; mọi chi phí thăm khám bệnh đều do chủ sử dụng thanh toán.
Về việc bà Thành chậm về nước, về phía bà Hoa cho biết vào ngày 24.5 là thời điểm bà Thành hoàn thành hợp đồng lao động, nhưng bên Saudi Arabia lại đang là tháng Ramadal, vào thời gian này chủ thế rất cần người giúp việc, nên cố gắng thuyết phục bà Thành ở lại giúp việc thêm 2 tháng kèm theo là tăng lương, nhưng bà Thành vẫn còn lưỡng lự. Do chờ bà Thành có quyết định chính thức nên chủ sử dụng lao động chưa làm thủ tục để bà Thành về Việt Nam.
Khi phóng viên chất vấn việc bà Thành có bị chủ sử dụng chậm lương hay không và doanh nghiệp có trách nhiệm như thế nào trong việc đưa người lao động về nước? Bà Vũ Thị Phượng - Giám đốc chi nhánh Công ty Bạch Đằng - cho hay, hiện chủ sử dụng đang còn giữ 3 tháng lương của người lao động và Công ty đảm bảo bà Thành sẽ nhận đủ lương khi về nước. Vào ngày 7.6, bà Thành được về nước theo hợp đồng.