Cựu sinh viên Bách Khoa dự định đốt bằng Đại học để... đi bán trà

25.10.2016 4071 bientap

Một cựu sinh viên Bách Khoa Hà Nội đã chia sẻ ý định đốt bằng Đại học để làm công việc mà mình yêu thích là đi giao trà. Qua đây, anh chàng cũng mong muốn sẽ “thức tỉnh” nền giáo dục của Việt Nam.

Người đăng tải status “đốt bằng” là cựu sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Hoàng Xuân Hiến. Anh đã chia sẻ trên Facebook: “Chỉ cần 99 like, tôi sẽ đốt tấm bằng đại học của mình. Tôi rất muốn làm một việc gì đó để thức tỉnh và thay đổi suy nghĩ về việc học đại học của các bậc phụ huynh và các em học sinh. Không có ai thành công, hạnh phúc mà không theo đuổi kiên trì đam mê”, và cho rằng đa số chúng ta chọn ngành nghề quá muộn do không được hướng nghiệp một cách đúng đắn, không phát huy được tiềm năng.

Ngay sau khi status được đăng tải đã thu hút được sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng. Ca sĩ Thái Thùy Linh cũng hưởng ứng với hành động này: “Ai ủng hộ người bố trẻ này “đốt bằng đại học” để “gióng lên hồi chuông” với nền Giáo dục của Việt Nam?”.

Nguyên văn chia sẻ muốn đốt bằng của H.X.H:

 “Tôi sẽ đốt bằng đại học của mình, bạn có ủng hộ không?

Tôi đang rất muốn làm một việc gì đó để thức tỉnh và thay đổi suy nghĩ về việc học Đại học của các bậc phụ huynh và các em học sinh. Đặc biệt là dừng ngay việc xét tuyển thiếu hiệu quả, tốn kém tiền của và công sức của xã hội!

Thứ nhất tôi muốn khẳng định rằng: Không có ai thành công, hạnh phúc mà không có đam mê và kiên trì theo đuổi đam mê đó!

Có ai thành công, hạnh phúc mà không đam mê các bạn giới thiệu giúp tôi nhé, tôi nguyện cả đời làm nô bộc cho người ấy!

Thực ra bây giờ các em chọn trường này, trường kia tức là nghề này nghề kia đã là quá muộn, bởi chúng ta đều không được hướng nghiệp một cách đúng đắn từ trước nên khó phát huy được hết tiềm năng của mình. Học những thứ mình không yêu thích, đam mê, học chiếu lệ, học chỉ để thi cho qua, lấy cái bằng… Chính vì thế nên cả đời chẳng làm nên công trạng gì! Chẳng có kỳ tích!

Tại sao tôi đam mê kinh doanh mà tôi lại học Cơ khí Bách Khoa?

Tại sao bạn tôi thích chụp ảnh bố mẹ nó lại cứ bắt nó học Y?

Tại sao lại bắt “con cá” cứ phải học “leo cây”?

Chúng ta hẳn muốn có nhiều người Việt như Ngô Bảo Châu, như Đỗ Hoài Nam, như Ánh Viên?

Đa số chúng ta đang sai lầm cơ bản về việc học, đặc biệt là học Đại học! Học mà không biết học để làm gì, học chỉ để thi đỗ, thi đỗ chỉ để lấy bằng.

Tôi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều sinh viên, đa phần khi tôi hỏi em thích ra trường làm gì hoặc đam mê của em là gì họ đều không có câu trả lời, hoặc trả lời rất mung lung.

Thực tế cho thấy, đa phần sinh viên hiện nay ra trường không biết làm gì. Một số chọn đi học…thạc sĩ, tiến sĩ… Thế nên số thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam mới khủng khiếp nhất thế giới!

Tôi muốn chứng minh rằng, bằng Đại học chỉ là tờ giấy, mục đích của việc học Đại học không phải là kiếm bằng mà là kiếm nghề. Thời gian học Đại học là thời gian để các bạn học lấy một cái nghề, tích lũy kiến thức, tu dưỡng đạo đức chứ không phải chỉ chăm chăm giật lấy cái bằng, bằng mọi giá!

Không một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nào lại chọn bạn chỉ dựa vào bằng cấp của bạn cả. Điều đầu tiên họ cần biết đó là con người bạn như thế nào, có phù hợp với công ty, yêu cầu công việc hay không? Kiến thức và kinh nghiệm của bạn họ còn xem xét sau.

Bởi doanh nghiệp lớn họ sẽ đào tạo lại. Vậy nên bằng của bạn chưa có nhiều ý nghĩa trong công tác tuyển dụng.

Nếu gia đình nhà bạn có một doanh nghiệp tương lai bạn sẽ điều hành, mà bạn đi học quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất…mà chỉ để lấy bằng thì doanh nghiệp nhà bạn sẽ sớm phá sản dưới tay bạn.

Nếu bạn đi học Y mà bạn chỉ lấy cái bằng thì bạn sẽ để dao mổ ở bụng bệnh nhân rồi khâu vào nhiệt tình.

Nếu bạn học Lâm nghiệp, Nông nghiệp mà học chỉ lấy bằng thì bạn sẽ cho phát triển cây thuốc phiện.
…..
Vậy ngay bây giờ, các bậc phụ huynh và học sinh hãy dừng việc xét tuyển lại đi. Hãy cùng ngồi lại xem con em mình yêu thích nghề gì, đam mê lĩnh vực gì.

Nếu bạn thích Y, năm nay trượt, sang năm thi lại, thi bao giờ đỗ thì thôi. Hoặc thi ở Việt Nam khó quá thì ra nước ngoài thi có thể dễ hơn. Đừng làm nguyện vọng qua Bách khoa học Cơ khí, có ngày mất tay hoặc qua Tài Chính học Kế toán, có ngày đi tù.

Nếu bạn thích trồng trọt, chăn nuôi thì đừng đi học Giao thông, Xây dựng làm gì. Có ngày bạn cũng phải đi tù…

Nếu bạn dám đốt bằng đại học của bạn, tức là bạn tự tin vào con người mình, tự tin vào những gì bạn học được, tích lũy được, bạn là người có ích cho gia đình và xã hội!

Tôi nguyện làm người tiên phong đốt tấm bằng Đại học của mình để gióng lên hồi chuồn thức tỉnh các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Các em hãy sống với đam mê của mình và các bậc phụ huynh hãy động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho con em mình có cơ hội sống với đam mê của họ. Đừng bắt họ phải học, phải sống cho quý vị.

Chúng tôi phải sống cho chính mình! Có thế chúng tôi mới có cơ hội làm nên kỳ tích!

Chỉ cần 99 người ủng hộ, tôi sẽ tiên phong đốt bằng đại học của mình! Ngay và luôn!

(Viết xong stt này mình lại đi giao trà cho khách thôi, đây là công việc mình yêu thích ^^)”

Bên cạnh ý kiến ủng hộ, cũng có những ý kiến trái chiều về hành động định đốt bằng của cựu sinh viên bách khoa này. Anh Hiến sau đó cũng đã nói rõ quan điểm của mình: “Khi đăng tải trạng thái không phải để ngăn cản việc đi học Đại học mà tôi chỉ muốn khuyên các thí sinh rằng, cần phải xác định mục tiêu, đam mê, sở thích của mình trước khi quyết định có nên một ngành nào đó hay không chứ đừng học theo trào lưu xã hội hay theo ý kiến của bố mẹ, cần phải chọn ngành trước khi chọn trường”.

Việc anh Hiến muốn đốt tấm bằng kỹ sư Đại học của mình không phải là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam. Trước đó, từng có một du học sinh đốt tấm bằng cử nhân lấy được bên Nhật mong truyền tải một thông điệp về việc học rằng: “Hãy học tập từ động lực của bản thân chứ không phải là những ép buộc của xã hội”. 

Tuyencongnhan.vn tổng hợp

4.1 (51 đánh giá)
Cựu sinh viên Bách Khoa dự định đốt bằng Đại học để... đi bán trà Cựu sinh viên Bách Khoa dự định đốt bằng Đại học để... đi bán trà

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lễ Quốc khánh 2/9 người lao động được nghỉ mấy ngày?

Lễ Quốc khánh 2/9 người lao động được nghỉ mấy ngày?

Với 2 ngày nghỉ theo quy định nghỉ lễ Quốc khánh hàng năm, cộng thêm 2 ngày cuối tuần ngay sát kỳ nghỉ lễ làm lịch nghỉ dịp 2/9 của người lao động có...

30.08.2024 2236

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chia sẻ với truyền thông, đại diện công ty giày dép quy mô lớn tại Đồng Nai xác nhận, doanh nghiệp này đang có kế hoạch đưa 42.000 công nhân của mình...

08.08.2024 341

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 412

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 933