Đề xuất giảm giờ làm cho công nhân xuống 44h/tuần, cân đo giữa bất cập và lợi ích lâu dài

13.09.2019 1902 vi.vothanh

Trong nội dung Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) mới đây có đề xuất “giảm giờ làm, tăng tiền lương” cho người lao động. Đây là thông tin đáng quan tâm đối với nhiều người, đặc biệt là lực lượng công nhân cả nước. Tuyencongnhan.vn chia sẻ thêm thông tin đến bạn đọc.

Liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và doanh nghiệp, Bộ Lao động TB & XH đã đề xuất giảm giờ làm từ 48h/tuần xuống còn 44h/tuần. Điều này vấp phải nhiều ý kiến khác nhau từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu đề xuất được chấp thuận thì công nhân sẽ nhận được nhiều quyền lợi hơn trước đây.

Giảm giờ làm - doanh nghiệp tăng “gánh nặng”

Giảm giờ làm cho người lao động đồng nghĩa với việc bước đầu các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong hoạt động sản xuất. Cắt bớt thời gian làm việc cũng sẽ dẫn đến tần suất lao động thấp, tiến độ hoàn thành công việc bị đẩy lùi. Như vậy, nếu không tăng ca thì thời hạn bàn giao sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ kéo dài dễ mất uy tín với đối tác hiện hành. Ví dụ thay vì một lô hàng hoàn thiện xuất đi trong vòng 5 ngày, nay sẽ tăng lên thành 8 ngày. Việc trì trệ này ảnh hưởng rất lớn cho mỗi doanh nghiệp.

Chưa kể trong dự luật đề xuất giảm giờ làm nhưng lại tăng lương cho người lao động. Con số tăng lên cụ thể là bao nhiêu vẫn còn đang được xem xét. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, giảm giờ làm tùy thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia. Đối với những nước có mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp như Việt Nam, họ vẫn có khung giờ làm việc hiện hành tương tự 48 giờ. Tuy nhiên, trước đây Việt Nam thu hút được đầu tư nước ngoài là nhờ vào lợi thế cạnh tranh nhân công giá rẻ. Phương án này có nguy cơ khiến nhiều doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam chuyển sang các nước có nguồn lao động rẻ hơn.

Đề xuất giảm giờ làm cho công nhân xuống 44h/tuần, cân đo giữa bất cập và lợi ích lâu dài
Nhiều doanh nghiệp dệt may lo lắng đơn hàng bị sụt giảm khi giảm giờ làm

Hơn nữa, giảm giờ làm xuống còn 44h/tuần có thể giờ làm thêm sẽ phải tăng lên. Nếu doanh nghiệp muốn giữ khung giờ làm việc như cũ, mỗi tuần họ phải trả thêm chi phí 4h làm thêm cho công nhân. Cụ thể, tại một doanh nghiệp quy mô 2000 công nhân, họ sẽ phải trả thêm khoản 5 tỷ đồng/năm. Như vậy, tổng giá trị sản phẩm tạo ra đã bị đội lên rất nhiều so với hiện tại. Điều này dẫn đến nguy cơ sản phẩm của ta rất khó cạnh tranh với giá cả của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.    

3 Lợi ích của công nhân khi đề xuất giảm giờ làm được chấp thuận

Tuy đề xuất giảm giờ làm khiến nhiều doanh nghiệp thấy bất cập nhưng trên thực tế, rút ngắn thời gian lao động xuống còn 40 - 44 giờ/ tuần đã được áp dụng ở nhiều quốc gia và đem lại hiệu quả cao, cải thiện đời sống công nhân rất lớn. Cụ thể nếu làm 40h/tuần (chỉ làm hết ngày thứ 6) hay 44h/ tuần (làm đến trưa thứ 7) - công nhân sẽ có nhiều thời gian dành cho bản thân, gia đình và kèm nhiều lợi ích...

Giảm áp lực công việc

Thời giờ làm việc 44h/tuần giúp công nhân nâng cao chất lượng cuộc sống, khả năng tái tạo sức lao động tốt hơn. Nhiều công nhân chia sẻ rằng họ muốn được nghỉ ngơi nhưng tiền lương cơ bản khó có thể giúp bản thân trang trải chi phí. Chính vì vậy, việc giảm giờ làm, tăng tiền lương sẽ giải quyết được những bất cập lâu nay của công nhân.

Đề xuất giảm giờ làm cho công nhân xuống 44h/tuần, cân đo giữa bất cập và lợi ích lâu dài
Công nhân cần có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình và bản thân

Năng suất lao động tăng cao

Trong khi doanh nghiệp lo năng suất lao động sẽ giảm thì người lao động lại bác bỏ điều đó. Ví dụ điển hình là ở các nước Châu Âu, năng suất làm việc đạt chất lượng cao hơn từ 20 - 25% khi họ áp dụng giảm giờ làm. Bởi khi có đủ thời gian chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi sau một ngày dài thì công nhân mới có đủ năng lượng tái tạo để bắt đầu công việc mới một cách hào hứng, vui vẻ hơn.

Đề xuất giảm giờ làm cho công nhân xuống 44h/tuần, cân đo giữa bất cập và lợi ích lâu dài
Công đoàn Việt Nam cũng đã tiến hành khảo sát ý kiến người lao động về "Giảm giờ làm" thông qua MXH

Tỷ lệ thất nghiệp được giảm thiểu

Giảm giờ làm sẽ tác động đến việc các doanh nghiệp phải tăng thêm số lượng người lao động. Để đảm bảo các đơn hàng đi đúng tiến độ - tức phải gia tăng công nhân vào làm việc. Đây cũng được cho là giải pháp giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp ở nước ta.

Suy cho cùng, việc giảm giờ làm nhằm đảm bảo cân bằng giữa sức khỏe và chất lượng đời sống công nhân. Về phần doanh nghiệp, đây cũng là động lực thúc đẩy các đơn vị đổi mới phương pháp, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất… Như thế về lâu dài đề xuất này mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động, thì sao không áp dụng càng sớm càng tốt?

Đề xuất giảm giờ làm cho công nhân xuống 44h/tuần, cân đo giữa bất cập và lợi ích lâu dài
.

Bài viết liên quan: Từ chuyện Apple, Foxconn bị tố bóc lột người lao động ở Trung Quốc, nhìn về thực trạng công nhân của Việt Nam

Ms.Công nhân

4.3 (663 đánh giá)
Đề xuất giảm giờ làm cho công nhân xuống 44h/tuần, cân đo giữa bất cập và lợi ích lâu dài Đề xuất giảm giờ làm cho công nhân xuống 44h/tuần, cân đo giữa bất cập và lợi ích lâu dài

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 213

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 614

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 440

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

Trong các doanh nghiệp sản xuất, PQC là một vị trí công việc thuộc bộ phận kiểm soát chất lượng. Vậy bạn có biết PQC là gì? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn...

21.09.2023 36714