Hai tấn thịt heo thối rữa sắp tuồn vào bếp ăn của công nhân !
26.04.2016 1815 haiyen.tran37
Vào tối ngày 20-4 Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai đã bất ngờ ập vào kiểm tra mộtcơ sở kinh doanh thịt heo của bà Đào tại khu phố 2 - phường Tam Hòa – Biên Hòa – Đồng Nai. Đội quản lý thị trường đã phát hiện gần 2 tấn thịt heo, xương heo đã bốc mùi hôi thối nồng nặc. Mùi hôi khiến người ta phải gai người nhức óc. Nhưng càng ớn lạnh hơn khi những thực phẩm được bà Đào khai nhận là sắp tuồn vào các bếp ăn cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Bà Đào nói tất cả số lượng thịt heo này đều được gom từ các cơ sở có heo chết, heo bệnh trên địa bàn. Chỉ cần là thịt heo, không cần quan tâm chất lượng, bà này cũng kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép. Số thịt này sẽ được tiêu thụ cho các doanh nghiệp, bếp ăn công nhân ở Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi phát hiện hai tấn thịt heo bẩn tại cơ sở sản xuất của bà Đào, ngày 21-4, Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai cho biết đang xem xét để ra văn bản xử phạt 50 triệu đồng đối với bà Tham Thị Đào về hành vi "Mua bán heo chết, bốc mùi hôi thối; hoạt động kinh doanh, mua bán động vật không có giấy đăng ký kinh doanh"
Cảnh báo sức khỏe công nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thực phẩm bẩn !
Sức khỏe của công nhân sẽ như thế nào khi hằng ngày họ phải ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thậm chí là những thực phẩm ôi thiu, mang nhiều mầm bệnh như đã kể trên ? Đáng lẽ sức khỏe của công nhân, nhân viên vốn là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Làm sao mà những loại thực phẩm bẩn như hai tấn thịt heo thối rữa từ cơ sở của bà Đào có thể tuồn vào bếp ăn của công nhân ?
Lơ là trong công tác quản lý !
Bữa cơm công nhân thường do bếp ăn của doanh nghiệp đảm nhận hoặc đặt cơm từ các cơ sở chế biển thực phẩm bên ngoài.
Có rất nhiều doanh nghiệp tổ chức các bếp ăn công nhân khá quy mô. Với lượng nhân viên đảm nhận bữa cơm cho công nhân khá lớn. Tuy nhiên những nguồn thực phẩm được nhập vào bếp ăn của các doanh nghiệp hằng ngày lại không được nhiều quản lý doanh nghiệp chú ý. Tạo nhiều cơ hội cho những người đảm nhận bữa cơm công nhân thiếu trách nhiệm và thiếu đạo đức nghề nghiệp bòn rút tiền ăn của công nhân. Đẩy những thực phẩm bẩn đến bàn ăn của những người lao động.
Còn những suất cơm được đặt từ các cơ sở sản xuất bên ngoài bị cắt xén, đấu giá sao cho suất ăn có giá thấp nhất ( cho dù giá cho mỗi suất cơm đã được doanh nghiệp quy định rõ ràng). Một suất cơm công nhân từ 15.000 đồng bị cắt xuống chỉ còn 7.000 đồng đến 8.000 đồng, thậm chí là thấp hơn theo chia sẻ cũng những chủ cơ sở cung cấp cơm cho công nhân. Họ nói rằng sở dĩ suất cơm công nhân thực tế có giá thấp như vậy vì họ phải chia hoa hồng cho những người trực tiếp đặt cơm và những người có liên quan khác. Họ đấu giá suất cơm cao hơn sẽ bị mất mối. Đây là một trong những nguyên nhân mà công nhân luôn phải ăn các loại thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua sự việc này, các doanh nghiệp phải có nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về vấn đề cung cấp bữa cơm đảm bảo vệ sinh an tòa thực phẩm cho công nhân của mình. Đảm bảo không để những kẻ thiếu trách nhiệm hay có ý định bòn rút khoản tiền cơm cho công nhân có cơ hội trục lợi. Sức khỏe của công nhân có đảm bảo họ mới có thể sản xuất hiệu quả, tăng năng suất lao động, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.