Hiểu đúng hơn về nghề kỹ sư giao thông !

30.03.2016 5698 haiyen.tran37

Ngành giao thông vận tải cần một nguồn nhân lực rất lớn. Nhất là khi tốc độ phát triển của đất nước cần đi kèm với sự phát triển cở sở hạ tầng giao thông. Nên các doanh nghiệp tư nhân cũng như nhà nước luôn cần lượng nhân lực giỏi trong ngành này. Nhưng cụm từ kỹ sư giao thông còn khá chung chung.

Nhiều bậc phụ huynh cũng như các em học sinh chưa hiểu rõ cũng như hiểu đúng về các công việc mà một kỹ sư học tại các trường đại học, cao đẳng về giao thông vận tải sẽ phải đảm nhận. Bài viết này hi vọng sẽ cung cấp thêm một thông tin cần thiết để định hướng tốt hơn cho các bạn đang muốn theo đuổi nghề mà mọi người vẫn gọi chung chung là kỹ sư giao thông.

kỹ sư giao thông
Kỹ sư giao thông bao gồm nhiều phân ngành, nhiều vị trí công việc khác nhau

Vị trí và điều kiện làm việc trong ngành giao thông vận tải rất đa dạng

Thực tế với sự phát triển của ngành giao thông vận tải trong những năm gần đây, thì ngành ngày luôn cần lượng nhân lực rất lớn. Các bạn cần hiểu rõ trong ngành giao thông vận tải có rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Và môi trường làm việc rất đa dạng phù hợp với từng vị trí đó. Đây là một ngành đang được nhà nước cho đến các doanh nghiệp tư nhân trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh phát triển. Từ đó cần một lượng nhân lực kỹ sư giao thông trẻ, năng động và phải thực sự có năng lực làm việc tốt.

Các vị trí làm việc và chuyên ngành theo học trong các trường giao thông vận tải mà bạn có thể tham khảo như sau:

- Kỹ sư Kinh tế giao thông vận tải:

Tuy nằm trong giao thông nhưng ngành học này chú  trọng phương pháp nghiên cứu, lập chiến lược phát triển kinh tế. Công việc của những kỹ sư kinh tế giao thông vận tải là cần nghiên cứu, lập kế hoạch, dự trừ chi phí cho các dự án đầu tư. Tính toán lợi ích kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.

 - Nhà Quản trị kinh doanh giao thông vận tải:

Đây là công việc của những nhà quản lý, hoạch định kế hoạch xây dựng và phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải.

- Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải:

Đây là một ngành học thiên hẳn về kỹ thuật. Các kỹ sư cơ khi giao thông vận tải sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế tạo cho đến các khâu giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa… các loại máy móc khác nhau được dùng trong ngành này,

- Kỹ sư xây dựng công trình giao thông:

 Đây là ngành học khá phổ biến mà mọi người thường hình dung đến khi nói đến cụm từ kỹ sư giao thông. Công việc của kỹ sư xây dựng công trình giao thông là nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình giao thông.

kỹ sư giao thông
Công việc đa dạng và môi trường khác nhau làm việc từ văn phòng đến các công trình giao thông

- Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật:

Một số trường gọi đây là ngành học tự động hóa. Nhiệm vụ của các kỹ sư này là nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, khai thác, sửa chữa các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong lĩnh vực giao thông vận tải như bãi đậu xe tự động, biển báo giao thông tự động…

 - Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải:

Đây là ngành học liên quan đến nghiên cứu các phương pháp quy hoạch, lập ra các dự án, tổ chức các hoạt động điều hành, quản lý giao thông vận tải trong đô thị trên cơ sở phối hợp với quy hoạch vùng, quốc gia.

- Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải:

Ở vị trị công việc này, người kỹ sư có nhiệm vụ điều khiển, chỉ huy, điều hành các quá trình vận tải trên các phương tiện vận tải ví dụ như: điều độ đường sắt, điều độ bay, điều độ taxi, chỉ huy ra vào cảng biển…

kỹ sư giao thông
Nghề kỹ sư giao thông đào hỏi người người kỹ sư phải bản lĩnh, nhanh nhạy

- Kỹ sư kỹ thuật môi trường:

Trong ngành giao thông vận tải cũng có riêng các kỹ sư về môi trường. Công việc của các kỹ sư này là điều tra, khảo sát, đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động giao thông vận tải gây nên. Để  từ đó họ có thể đưa ra những tư vấn cụ thể với người có thẩm quyền. Mặc khác người kỹ sư còn có nhiệm còn tham gia nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, giám sát thi công các công trình về lĩnh vực môi trường.

Như vậy các bạn đã thấy nghề kỹ sư giao thông thực ra chia ra rất nhiều ngành nghề nhỏ khác nhau. Mỗi ngành nghề phù hợp với vị trí công việc riêng. Vì vậy khi xác định theo đuổi các bạn cần tìm hiểu rõ ngành học và công việc mà sau khi ra trường các bạn sẽ đảm nhận.

Ms. Công nhân

4.6 (286 đánh giá)
Hiểu đúng hơn về nghề kỹ sư giao thông ! Hiểu đúng hơn về nghề kỹ sư giao thông !

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Liệu Công nhân sẽ mãi là nghề “bất đắc dĩ”?

Liệu Công nhân sẽ mãi là nghề “bất đắc dĩ”?

Có rất nhiều người, kể cả những người đã, đang hay chưa từng làm công nhân đều có suy nghĩ rằng Công nhân chính là lựa chọn cuối cùng trong hành trình...

20.04.2023 765

Làm phiên dịch trong nhà máy có cần bằng đại học không?

Làm phiên dịch trong nhà máy có cần bằng đại học không?

Vieclamnhamay.vn nhận được nhiều thắc mắc của các bạn về vấn đề để trở thành một phiên dịch viên có cần bằng đại học hay không? Để trả lời câu hỏi này...

16.12.2022 696

Thợ phụ việc là gì? 4 gợi ý để từ thợ phụ lên thợ chính nhanh chóng nhất

Thợ phụ việc là gì? 4 gợi ý để từ thợ phụ lên thợ chính nhanh chóng nhất

Dạo một vòng các trang tin việc làm mọi người có thể bắt gặp rất nhiều tin tuyển dụng thợ phụ việc. Vậy thợ phụ việc là gì? Và làm cách nào để có thể...

09.12.2022 4291

Kỹ sư trắc địa là gì? Bản mô tả công việc kỹ sư trắc địa đầy đủ nhất

Kỹ sư trắc địa là gì? Bản mô tả công việc kỹ sư trắc địa đầy đủ nhất

Chúng ta có thể đã bắt gặp hình ảnh những kỹ sư cùng cây compa khổng lồ đang ngắm nghía, đo đạc gì đó trên đường hay một bãi đất trống. Đó chính là kỹ...

07.12.2022 1360