Hướng dẫn cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mới nhất
16.01.2019 1304 bientap
Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là công việc mỗi tháng/ quý nhân viên kế toán phải thực hiện. Bài viết này, Vieclamnhamay.vn sẽ hướng dẫn cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mới nhất để các bạn ứng viên tìm việc kế toán tham khảo áp dụng.

► Khi nào cần lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn?
- Nếu là doanh nghiệp rủi ro cao về thuế (nộp thuế GTGT theo tháng) thì phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng và nộp cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất vào ngày 20 của tháng kế tiếp.
- Với doanh nghiệp không thuộc diện rủi ro cao về thuế (nộp thuế GTGT theo quý) thì có thể lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý và nộp cho cơ quan quản lý thuế vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Thường thì báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sẽ được lập và nộp cùng với tờ khai thuế giá trị gia tăng.
► Hướng dẫn cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mới nhất
Vieclamnhamay.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu mới nhất BC26/AC.
♦ Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK phiên bản mới nhất
♦ Bước 2: Trong mục “Kê khai” => Chọn “Hóa đơn => Chọn “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)” => Chọn kỳ kê khai theo tháng hoặc theo quý.

Lưu ý mẫu “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng (BC26/AC)” áp dụng cho hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng…
♦ Bước 3: Sau đó, mẫu báo cáo sẽ hiện ra, kế toán tiến hành nhập đầy đủ thông tin vào các chỉ tiêu.

Cách điền chính xác các chỉ tiêu:
-
Cột “Mã loại hóa đơn”: kích chọn mũi tên đi xuống bên phải – chọn loại hóa đơn. (Nếu làm báo cáo cho hóa đơn giá trị gia tăng – chọn “01GTKT”, với hóa đơn bán hàng – chọn “02GTTT”). Sau đó phần mềm sẽ tự động hiển thị Tên loại hóa đơn ở cột 2.
-
Cột “Ký hiệu mẫu hóa đơn”: từ tên loại hóa đơn được phần mềm hiển thị, bạn phải điền tiếp ký hiệu mẫu hóa đơn của công ty (ví dụ 01GTKT3/001)
-
Cột “Ký hiệu hóa đơn”: lấy thông tin phần góc phải hóa đơn điền vào (ví dụ AB/13P)
-
Cột tổng số: không cần điền thông tin
-
Cột “Số tồn đầu kỳ”: “Từ số” – điền số hóa đơn chưa lập nhỏ nhất, “Đến số” – điền số hóa đơn lớn nhất đã làm thông báo sử dụng.
-
Cột “số mua/ phát hành trong kỳ”: điền vào số lượng hóa đơn giá trị gia tăng đặt in đã làm thông báo phát hành hoặc số hóa đơn bán hàng đã mua của Chi cục thuế trong kỳ làm báo cáo đó. (Nếu trong kỳ không mua/ không phát hành thì bỏ trống 2 cột này.
-
Cột “Tổng số sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy”: sẽ do phần mềm tự tổng hợp.
-
Cột “Số xóa bỏ”: số hóa đơn đã lập nhưng do viết sai nên cần phải xóa bỏ bằng cách gạch chéo hay làm biên bản thu hồi.
-
Cột “số Hủy”: là số hóa đơn bị hủy do in sai, in trùng, in thừa trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn, sáp nhập – chia tách – giải thể công ty… không sử dụng hóa đơn nữa. Lưu ý gõ đủ 7 chữ số của hóa đơn và ngăn cách các số bằng dấu chấm phẩy, không sử dụng dấu cách.
-
Cột “Số lượng hóa đơn đã sử dụng”: là số lượng hóa đơn đã xuất ra, không bao gồm số hóa đơn đã bị mất, hủy hay xóa bỏ trong kỳ báo cáo đó. Cột 13 = số hóa đơn viết cuối cùng trong kỳ - số hóa đơn viết đầu tiên trong kỳ + 1 - các số hóa đơn: mất, hủy, xóa bỏ.
-
Cột “Số lượng”: phần mềm tự tổng hợp
-
Cột “Tồn cuối kỳ”: phần mềm tự tổng hợp từ các số liệu nhập vào.
-
Nhập tên “Người đại diện pháp luật”.
Với những hướng dẫn chi tiết được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp các bạn hình dung được quy trình lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được thực hiện như thế nào. Nếu quan tâm đến chủ đề kế toán, nhớ thường xuyên theo dõi chuyên mục Blog nghề của website bạn nhé.
Ms. Công nhân