Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất – Kế toán tiền lương cần biết

03.07.2019 1892 bientap

Một trong những nhiệm vụ công việc của nhân viên kế toán tiền lương là xây dựng thang lương - bảng lương cho doanh nghiệp. Vieclamnhamay.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách xây dựng thang bảng lương mới nhất qua bài viết được chia sẻ ngay đây.

cách xây dựng thang bảng lương
Bạn đã nắm được cách xây dựng thang bảng lương?

► Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Theo Nghị định 49/ 2013 của Chính phủ - việc xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Số bậc – chức danh – vị trí công việc trong thang, bảng lương

Mỗi doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào đặc thù hoạt động kinh doanh để quyết định việc xây dựng các chức danh, vị trí công việc cho phù hợp.

- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề

Khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề phải ít nhất bằng 5% để đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, phát triển năng lực làm việc.

- Mức lương khởi điểm khi xây dựng thang bảng lương

+ Với công việc đơn giản nhất – làm việc trong điều kiện bình thường: lương khởi điểm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện hành.

+ Với công việc đã qua đào tạo, học nghề: cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

+ Với công việc làm trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: phải cao hơn ít 5% so với mức lương công việc có độ phức tạp tương đương, làm trong điều kiện bình thường.

+ Với công việc làm trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương công việc có độ phức tạp tương đương, làm trong điều kiện bình thường.

Năm 2019, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

cách xây dựng thang bảng lương

► Quy trình xây dựng thang bảng lương

Quy trình xây dựng thang bảng lương sẽ gồm các bước sau đây:

#Bước 1: thống kê, rà soát các chức danh, công việc chuyên môn

Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng thang bảng lương là thống kê – rà soát tất cả các công việc theo từng chức danh cụ thể đang được sử dụng trong doanh nghiệp. (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh, Nhân viên kế toán, Nhân viên kinh doanh…)

#Bước 2: phân nhóm chức danh công việc

Việc phân nhóm chức danh công việc cần căn cứ theo trình độ đào tạo của công việc, các công việc có cùng yêu cầu trình độ thì xếp thành một nhóm. Ngoài ra cũng có thể xem xét thêm các yếu tố về về: kinh nghiệm, bằng cấp, điều kiện làm việc, chứng chỉ… để phân nhóm chức danh. Ví dụ như: nhóm Quản lý doanh nghiệp, nhóm nhân viên chuyên môn, nhóm tổ trưởng sản xuất, nhóm công nhân,…

Lưu ý là việc phân nhóm này phải có tác dụng khuyến khích người lao động tích lũy kinh nghiệm làm việc, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn để đảm nhận các công việc ở cấp độ cao hơn.

#Bước 3: xây dựng mức lương tương ứng với từng bậc lương trong thang lương

Việc xác định số lượng bậc lương và mức lương tương ứng với mỗi bậc tùy thuộc vào yêu cầu trình độ, điều kiện làm việc, tính chất phức tạp của từng công việc… trong doanh nghiệp; dựa theo nguyên tắc khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải ít nhất bằng 5%.

cách xây dựng thang bảng lương
Mẫu bảng lương nhóm chức danh quản lý doanh nghiệp

► Một số lưu ý cần biết khi xây dựng thang bảng lương

- Việc xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp cần tuân thủ theo tiêu chí “bình đẳng”.

- Cần phải xây dựng hệ tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện để được nâng bậc lương.

- Định kỳ (6 tháng/ 1 năm) cần phải tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế (tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương, mức lương tối thiểu vùng…)

- Khi xây dựng thang bảng lương phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện cho tập thể người lao động tại doanh nghiệp.

- Thang bảng lương mới được áp dụng phải được công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

- Khi xây dựng mới hay sửa đổi – bổ sung phải tiến hành báo cáo thang bảng lương cho Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội (với doanh nghiệp có 50 lao động trở xuống)/ Sở Lao động – Thương binh & Xã hội (doanh nghiệp trên 50 lao động).


Với những thông tin về cách xây dựng thang bảng lương mới nhất được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ là hành trang kiến thức hữu ích cho các bạn ứng viên đang tìm việc kế toán.

Ms. Công nhân

4.6 (176 đánh giá)
Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất – Kế toán tiền lương cần biết Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất – Kế toán tiền lương cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Người ta hay nói “thương thay phận má hồng”, ý bảo số phụ nữ khổ cực hơn đàn ông. Bỏ qua những chị em cá tính, mạnh mẽ, chị em chúng tôi dành nhiều sự...

04.03.2025 888

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

“Làm công nhân thì đã sao? Công nhân mà lương cả chục triệu một tháng thì hơn cả khối việc văn phòng. Tôi làm công nhân, nghề da giày, tuần nghỉ 1 ngà...

04.03.2025 796

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Được ưu ái gọi là “phái yếu”, “phái đẹp” là thế nhưng không ít chị em phụ nữ đang phải gồng gánh cuộc sống với áp lực cơm áo gạo tiền mỗi ngày. Họ bươ...

04.03.2025 1026

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Khi nhà máy mọc lên ngày càng nhiều, các doanh nghiệp quy mô xuất hiện ngày càng đông thì nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng lớn, nhất là nhóm LĐPT. Bắt nh...

26.02.2025 276