Kế Toán Nhà Máy Và Trọn Bộ 9 Điều Cần Biết
23.02.2018 7004 hongthuy95
MỤC LỤC
Kế toán nhà máy là vị trí công việc không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của nhà máy, phân xưởng. Một kế toán nhà máy “được việc” phải là người nắm và hiểu rõ những kiến thức chuyên ngành cơ bản, mô tả công việc cụ thể, các biểu mẫu, bảng biểu,… phục vụ cho quá trình làm việc. Tham khảo bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn hiểu rõ hơn về công việc kế toán nhà máy!
Kiến thức chuyên ngành cơ bản về kế toán
► Nguyên lý kế toán
Thực tế, nguyên lý kế toán là một môn học bắt buộc của khối ngành kinh tế, cung cấp những kiến thức nền tảng về kế toán theo giáo trình, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với những thông tin kế toán, từ đó dễ dàng tiếp thu những kiến thức chuyên ngành nâng cao hơn. Theo đó, giáo trình Nguyên lý Kế toán trình bày và giải thích đối tượng của kế toán, các phương pháp kế toán được sử dụng để thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin, cũng như một số nội dung kế toán cơ bản khác trong doanh nghiệp.
Nội dung cơ bản của giáo trình Nguyên lý Kế toán gồm 4 chương. Cụ thể:
- Chương I: Những quy định chung, bao gồm định nghĩa về kế toán, đối tượng kế toán, chức năng, nhiệm vụ của kế toán, yêu cầu nguyên tắc trong kế toán, đơn vị kế toán, kế toán quản trị và kế toán tài chính, kỳ kế toán, các hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán
- Chương II: Chứng từ kế toán, bao gồm khái niệm về chứng từ, nội dung và quy tắc lập chứng từ kế toán, kỳ chứng từ kế toán, các loại chứng từ, quản lý quy định sử dụng chứng từ.
- Chương III: Tài khoản kế toán, bao gồm định nghĩa, hệ thống tài khoản kế toán, phân loại tài khoản theo các mức độ, phương pháp đối ứng tài khoản, nguyên tắc khi định khoản.
- Chương IV: Sổ kế toán, bao gồm khái niệm sổ kế toán, quy trình ghi sổ kế toán, phương pháp sửa chữa sai sót trên sổ kế toán.
Thông qua giáo trình Nguyên lý Kế toán, những cử nhân kế toán tương lai sẽ bước đầu biết được 2 vấn đề cốt lõi của ngành, đó là:
- Hiểu được bản chất công việc của nhân viên kế toán là gì?
- Thu nhận: ghi chép lạicác hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán
- Xử lý: hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán
- Cung cấp: tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.
- Và được thực hiện qua các trình tự sau: Lập chứng từ - Kiểm kê - Tính giá các đối tượng kế toán - Tính giá thành - Mở tài khoản - Ghi sổ kép - Lập báo cáo tài chính.
Tham khảo chi tiết giáo trình Nguyên lý Kế toán: Tại đây!
►Luật kế toán
Luật kế toán là văn bản pháp luật bắt buộc, gồm 6 chương 74 điều quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Luật kế toán áp dụng cho các đối tượng là Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp – Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước – Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước – Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam – Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã – Hộ kinh doanh, tổ hợp tác – Người làm công tác kế toán – Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán – Tổ chức nghề nghiệp về kế toán – Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
Tham khảo chi tiết Luật kế toán mới nhất: Tại đây!
►Chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực kế toán (Accounting Standards) là những quy định bao gồm những nguyên tắc chung (General Principles), những nguyên tắc cụ thể (Specific Principles) và các phương pháp kế toán cơ bản do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán, lập và giải thích các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế toán mang tính hợp lý và thống nhất cho tất cả các kế toán viên – người làm công việc kế toán.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có tất cả 26 chuẩn mực kế toán và được ban hành thông qua 5 đợt bằng 5 quyết định và 6 thông tư hướng dẫn thực hiện. Cụ thể:
- Đợt 1 ban hành 4 chuẩn mực theo quyết định Số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 với thông tư hướng dẫn thực hiện ban hành ngày 09/10/2002, số 89/2002/TT-BTC:
- Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho
- Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình
- Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình
- Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
- Đợt 2 ban hành 6 chuẩn mực theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 với thông tư hướng dẫn thực hiện số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003
- Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung
- Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản
- Chuẩn mực số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
- Chuẩn mực số 15 – Hợp đồng xây dựng
- Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay
- Chuẩn mực số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Đợt 3 ban hành 6 chuẩn mực theo quyết định số số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 với thông tư hướng dẫn thực hiện số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 :
- Chuẩn mực số 05 – Bất động sản đầu tư
- Chuẩn mực số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
- Chuẩn mực số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
- Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính
- Chuẩn mực số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con
- Chuẩn mực số 26 – Thông tin về các bên liên quan
- Đợt 4 ban hành 6 chuẩn mực theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 với thông tư hướng dẫn thực hiện số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/06 :
- Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chuẩn mực số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
- Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
- Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ
- Chuẩn mực số 28 – Báo cáo bộ phận
- Chuẩn mực số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
- Đợt 5 ban hành 4 chuẩn mực theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 với thông tư hướng dẫn thực hiện số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/06 :
- Chuẩn mực số 11 – Hợp nhất kinh doanh
- Chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
- Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng bảo hiểm
- Chuẩn mực số 30 – Lãi trên cổ phiếu
Một nhân viên kế toán không bắt buộc phải học thuộc hết tất cả 26 chuẩn mực kế toán, nhưng cần thiết phải nắm rõ những nội dung chuẩn mực kế toán liên quan đến vị trí làm việc của mình.
►Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một bản báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có 2 dạng: bảng có kết cấu dọc và bảng có kết cấu ngang.
Để thực hiện lập bảng cân đối kế toán, nhân viên kế toán phải dựa trên những số liệu thực tế trong kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác, chi tiết, đầy đủ và minh bạch.
Một bảng cân đối kế toán đúng yêu cầu phải đảm bảo:
- Các chỉ tiêu phải được biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền) để có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái liên quan, cả về vật chất và tiền tệ, vô hình lẫn hữu hình.
- Bảng cân đối kế toán phải được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nên tài sản, đảm bảo số tổng cộng của 2 phần phải luôn bằng nhau. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể quy định ký hiệu bảng cân đối kế toán tương ứng 4 phần. Cụ thể:
- Tài khoản ngắn hạn, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài khoản ngắn hạn khác.
- Tài khoản dài hạn, bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.
- Nợ phải trả, bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn.
- Vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác.
- Bảng cân đối kế toán phải phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán.
►Mẫu bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một trong những biểu mẫu không thể thiếu trong báo cáo tài chính năm hay các báo cáo giữa kỳ, giữa niên độ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tùy theo yêu cầu của Kế toán trưởng hay ban lãnh đạo doanh nghiệp mà nhân viên kế toán lập báo cáo tài chính năm (có bao gồm bảng cân đối kế toán). Tuy nhiên, thông thường, hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành lập báo cáo tài chính vào cuối tháng 3 hàng năm.
Tham khảo chi tiết và tải mẫu bảng cân đối kế toán (bảng Excel): Tại đây!
►Phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán là một hệ thống các chương trình được tổ chức thực hiện trên máy tính, giúp người dùng (là nhân viên kế toán) thực hiện các nghiệp vụ kế toán nhằm kê khai, quản lý và tính toán chi tiết các khoản chi tiêu của doanh nghiệp, gồm báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết theo chuẩn quy định hiện hành của kế toán doanh nghiệp.
Tùy theo quy mô và tính chất công việc tại mỗi doanh nghiệp (nhà máy) sẽ áp dụng một phần mềm kế toán phù hợp. Dưới đây là 5 phần mềm được sử dụng nhiều nhất theo kết quả khảo sát mà Tuyencongnhan.vn vừa ghi nhận được. Cụ thể:
+ Phần mềm kế toán MISA
MISA là phần mềm kế toán được đánh giá cao nhất về tính đơn giản và hiệu quả mà nó mang lại. Đây là phần mềm kế toán được hầu hết các doanh nghiệp từ lớn đến vừa và nhỏ áp dụng sử dụng.
Ưu điểm: giao diện đơn giản, dễ quản lý, cài đặt dễ dàng, nhanh chóng kết nối tới cơ sở dữ liệu để việc truy xuất được thuận tiện hơn, đặc biệt, phần mềm kế toán này không chiếm quá nhiều tài nguyên của máy tính giúp người quản lý giảm được đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngược lại với việc tiết kiệm chi phí khi sử dụng thì nhược điểm lớn nhất của phần mềm kế toán MISA là phí mua cao hơn rất nhiều so với các phần mềm kế toán khác (khoảng 12 triệu bản đầy các phân hệ cho lần đầu và khoảng 4 triệu đồng/ năm cho phí nâng cấp phiên bản)
Như vậy, nếu nguồn ngân sách dành cho chi phí kế toán ít thì phần mềm kế toán MISA không phù hợp với doanh nghiệp của bạn, dù nó được đánh giá cao về chất lượng và tiện ích sử dụng.
+ Phần mềm kế toán LinkQ
LinkQ cũng là một trong những phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với công cụ quản lý tập trung, giúp người dùng dễ dàng quản lý hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Phần mềm này phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn gồm nhiều chi nhánh.
Ưu điểm: giao diện dễ sử dụng, có thể cùng lúc làm việc được với nhiều cửa sổ, kết nối nhanh chóng những cơ sở dữ liệu từ xa và có thể kết xuất dữ liệu ra office,…
+ Phần mềm kế toán Fast
Phần mềm kế toán này giúp các doanh nghiệp quản lý dữ liệu về thông tin của doanh nghiệp.
Ưu điểm: khả năng kết nối nhanh, tính bảo mật cao, có hệ thống báo cáo đa dạng giúp người dùng dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ liên quan.
+ Phần mềm kế toán 3S Accounting
Phần mềm kế toán 3S Accounting được đông đảo doanh nghiệp lựa chọn sử dụng vì nó mang lại khá nhiều giải pháp quản lý kế toán, đặc biệt là quản lý tài chính gồm kế toán vốn bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, kế toán công nợ phải thu, kế toán công nợ phải trả, kế toán tổng hợp, báo cáo thuế, báo cáo tài chính.
+ Phần mềm kế toán Bravo
Với giao diện tương đối đơn giản, dễ sử dụng, có tính bảo mật cao, quản lý nhiều nhóm lẻ cùng lúc, được tối ưu hóa để phù hợp nhất với những người làm công việc kế toán, phần mềm kế toán Bravo hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý chính xác doanh thu, chi phí của doanh nghiệp, hỗ trợ nhiều chức năng kiểm soát tài chính, tình hình kinh doanh theo sơ đồ cây, phân từng nhóm một nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất;…
Kế toán nhà máy và công việc kế toán nhà máy
►Kế toán nhà máy là gì?
Kế toán nhà máy là bộ phận giữ vai trò thiết yếu trong việc quản lý kinh kế, có nhiệm vụ thu thập xử lý các thông tin kế toán, kiểm tra giám sát những khoản thu chi tài chính và phân tích các thông tin số liệu kế toán gồm toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
►Sơ đồ bộ máy kế toán nhà máy
Kế toán nhà máy là tổng hợp nhiều vị trí công việc giữ vai trò khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Một bộ máy kế toán đầy đủ trong nhà máy sẽ bao gồm các vị trí công việc – chức danh theo sơ đồ sau:
Trên thực tế, tùy vào quy mô và nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà bộ máy kế toán sẽ được xây dựng phù hợp: có những doanh nghiệp chỉ sử dụng một hay một số vị trí kế toán để đảm nhận và thực hiện tất cả các phần hành kế toán theo quy định; bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp xây dựng cả một hệ thống bộ máy kế toán đầy đủ như trên.
►Công việc kế toán nhà máy
- Kế toán trưởng: có quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ cao nhất trong việc xây dựng, tổ chức, quản lý toàn bộ hệ thống bộ máy kế toán – kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc liên quan đến kế toán trong doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc thực hiện công việc của các kế toán thành viên; thực hiện các công việc bao gồm tổng hợp tất cả các nhiệm vụ của các chức danh dưới đây để ghi sổ sách, làm các báo cáo tổng hợp cuối kỳ.
- Kế toán thu – chi: theo dõi, kiểm soát các hoạt động tăng-giảm của tiền; kiểm soát tồn tiền tại quỹ tiền mặt và tại ngân hàng – lập các báo báo thu – chi theo yêu cầu để trình lên cấp trên.
- Kế toán thuế: thu thập các hóa đơn, chứng từ đầu ra-đầu vào làm căn cứ kê khai thuế theo định kỳ hàng tháng/ quý/ quyết toán thuế cuối năm – lập báo cáo tài chính cuối năm. Tham khảo mô tả công việc kế toán thuế: Tại đây!
- Kế toán tiền lương: thực hiện việc tính và trả lương dựa trên thang bảng lương, bảng chấm công, hợp đồng lao động cho công nhân theo quy định. Tham khảo nhiệm vụ công việc của kế toán tiền lương: Tại đây!
- Kế toán bán hàng: lập hóa đơn bán hàng - theo dõi, tổng hợp số lương hàng bán được để lập các báo cáo về tình hình bán hàng, tình hình tăng giảm của hàng hóa theo quy định.
- Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ phải thu của khách hàng, công nợ phải trả nhà cung cấp – đưa ra những kế hoạch thanh toán cho từng nhà cung cấp – thu hồi công nợ. Tham khảo mô tả công việc và mức lương kế toán công nợ: Tại đây!
- Kế toán kho: theo dõi tình hình biến động nhập-xuất nguyên liệu, vật tư, hàng hóa – kiểm kê và quản lý tài sản trong kho. Tham khảo chi tiết công việc kế toán kho: Tại đây!
Tham khảo thêm: Kế toán là gì? Phân loại kế toán trong doanh nghiệp bạn cần biết
Mẫu CV xin việc kế toán nhà máy
CV (Curriculum Vitae) là bản tóm tắt những thông tin chi tiết về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công việc của một cá nhân cụ thể khi có nhu cầu ứng tuyển và xin việc. Cùng với bộ hồ sơ xin việc, CV là một trong những “tài liệu” không thể thiếu giúp ứng viên thể hiện bản thân, đồng thời giúp nhà tuyển dụng bước đầu nắm bắt những thông tin cơ bản và lựa chọn ứng viên tiềm năng phù hợp.
Nếu bạn quan tâm đến việc làm kế toán nhà máy, kcn thì truy cập ngay Tuyencongnhan.vn nhé!
Một CV xin việc chuẩn sẽ bao gồm các phần nội dung chính như: thông tin cá nhân – mục tiêu nghề nghiệp – trình độ học vấn – kinh nghiệm làm việc – kỹ năng – hoạt động ngoại khóa (nếu có) – bằng chứng nhân, giải thưởng (nếu có) – tham khảo,…
Tuyencongnhan.vn xin giới thiệu mẫu CV xin việc kế toán nhà máy và hướng dẫn chi tiết nội dung cần nêu và cách trình bày để những ứng viên có nguyện vọng ứng tuyển vào vị trí nhân viên kế toán bước đầu tiếp cận và tham khảo.
Tham khảo chi tiết và download CV xin việc kế toán nhà máy: Tại đây!
Mẫu quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng nhà máy
Tất cả mọi nhân viên kế toán đều đặt cho mình mục tiêu cao nhất là trở thành Kế toán trưởng của một nhà máy, công ty trong thời gian nhất định. Một nhân viên kế toán khi đã tích lũy đầy đủ những kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nhất định, có sự thể hiện vượt bậc và thái độ cầu tiến,… hoàn toàn có cơ hội được bổ nhiệm lên vị trí Kế toán trưởng.
►Mẫu quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng nhà máy
CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../2016/QĐ – ……… |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
…..***..... Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... |
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY .......................................
V/v: Bổ nhiệm Kế toán trưởng Công ty./.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ......................
- Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần .........................;
- Căn cứ vào Biên bản họp Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần ...........................;
- Căn cứ vào yêu cầu hoạt động kinh doanh;
- Xét năng lực và phẩm chất cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay bổ nhiệm
Ông/ Bà: ……………………. Giới tính: …….
Sinh ngày:…./…./…............…. Dân tộc:Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMTNN/Hộ chiếu số: ……............ do công an ....................….. cấp ngày: …/…/….
Nơi đăng ký HKTT: ………………………………………................................…
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………..............................
Giữ chức vụ: Kế tóa trưởng Công ty.......................................................
Điều 2: Ông (bà) ………………………….. có các nghĩa vụ:
- Giúp giám đốc tổ chức công tác kế toán, thống kê, hạch toán kinh doanh cho doanh nghiệp;
- Tuân thủ Luật pháp đồng thời tuân thủ quy chế quản lý tài chính;
- Phải tổ chức, đôn đốc, kiểm tra các nhân viên kế toán của mình, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của kế toán.
Và các quyền:
- Yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp lập chứng từ cho các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó một cách chính xác và chuyển về phòng kế toán các chứng từ đó đầy đủ, kịp thời;
- Yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp phối kết hợp thực hiện các công việc có liên quan;
- Ký duyệt các chứng từ, báo cáo kinh tế và phải bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ này.
- Ông (bà) …………………… được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, chế độ công tác phí theo quy định trong Hợp đồng lao động và các quy chế tài chính khác của Công ty
Điều 3: Ông (bà) …………………… và những người liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: - Như điều 3 - Lưu VP |
T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH |
Ms. Công nhân