Làm gì khi hóa chất bắn vào mắt: Hé lộ quy trình 4 bước sơ cứu đáng kinh ngạc
27.05.2022 4337 thanhphuongthaobctt
MỤC LỤC
Trong môi trường làm việc của công nhân, tai nạn lao động hóa chất bắn vào mắt là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa biết cách xử lý tình huống này. Vậy phải làm gì khi hóa chất bắn vào mắt? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để Vieclamnhamay.vn cùng bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Những công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
Dựa vào thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành danh mục những công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất như sau: Tại đây!
Các loại bỏng do hóa chất
Để biết làm gì khi hóa chất bắn vào mắt, bạn nên tìm hiểu tổng quan về các dạng bỏng hóa chất.
Bỏng hóa chất là tình trạng da hoặc mắt tiếp xúc với chất kích thích như axit, bazo,... gây ra các phản ứng, làm tổn thương, hoại tử, kích ứng, thậm chí mất thị lực và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Các loại bỏng hóa chất như sau:
- Bỏng axit
Gồm 2 loại axit như axit kim loại và axit hữu cơ. Khi axit này tiếp xúc vào mắt có thể khiến mí mắt bị đốt cháy, hoại tử, tổn thương nặng. Còn nếu trực tiếp bắn vào mắt, sẽ gây ra tình trạng bỏng võng mạc, mất thị lực.
- Bỏng bazo
Khi bị bỏng bazo, nốt phồng xuất hiện ở vùng mắt hoặc da xung huyết, phù nề; hoại tử, bỏng nông và sâu kết hợp, kèm theo những chứng nhiễm khuẩn mủ,...
Dấu hiệu khi hóa chất bắn vào mắt?
Tùy thuộc vào nguyên nhân làm hóa chất bắn vào mắt mà dấu hiệu sẽ thay đổi khác nhau. Những triệu chứng này còn phụ thuộc vào:
- Thời gian mắt tiếp xúc với hóa chất
- Vị trí hóa chất tiếp xúc trên mắt
- Số lượng cùng độ mạnh của hóa chất
- Hóa chất ở dạng lỏng, khí, rắn
Những dấu hiệu phổ biến khi hóa chất bắn vào mắt sẽ như sau:
- Bỏng rát, kích ứng, đau rát khi hóa chất bắn vào.
- Tê hoặc đau nhức ở vùng bị tác động.
- Mù lòa hoặc thị lực giảm đi nhanh chóng ngay sau đó.
Quy trình 4 bước sơ cứu khi hóa chất bắn vào mắt
Những loại hóa chất khi bắn vào mắt sẽ gây ra tình trạng bỏng thậm chí mù lòa nếu không được sơ cứu nhanh chóng, kịp thời. Các loại hóa chất dễ bắn vào mắt của công nhân như dầu gội đầu, sơn móng tay, nước lau sàn, thuốc nhuộm tóc, nước tẩy rửa,... Tùy thuộc vào số lượng hóa chất mà tình trạng tổn thương của mắt cũng khác nhau.
Nếu gặp vấn đề này, bạn nên đưa ra các biện pháp sơ cứu như sau:
+) Bước 1: Rửa mắt bằng nước sạch
- Vào phòng tắm, mở vòi nước chảy lên vùng trán trên mắt bị tổn thương hoặc sống mũi nếu cả 2 mắt bị dính hóa chất.
- Lưu ý phải mở to mắt lúc rửa.
- Cúi đầu và nghiêng qua một bên, mở vòi nước chảy nhẹ qua đôi mắt.
+) Bước 2: Rửa sạch hóa chất dính ở tay
Dùng xà phòng hoặc nước sạch rửa thật kỹ để hóa chất không còn dính ở tay.
+) Bước 3: Gỡ kính áp tròng (nếu có)
- Nếu kính áp tròng không rơi ra khi bạn rửa mắt, hãy lấy chúng ra.
- Không nên dụi mắt sẽ gây tổn thương.
+) Bước 4: Gọi cấp cứu
- Sau khi thực hiện những bước trên, hãy gọi đội cấp cứu (nếu cần). Bạn có thể gọi 115 hoặc số taxi ở địa phương để đưa nạn nhân đến bệnh viện.
- Nhớ mang theo lọ cấp cứu hoặc chụp màn hình nhãn chai lọ lại để nói với bác sĩ.
- Đeo kính mát cho bệnh nhân vì lúc này mắt sẽ nhạy cảm với ánh sáng.
Cần đi bệnh viện cấp cứu nếu gặp những trường hợp nào?
Cần đưa nạn nhân bị hóa chất bắn vào mắt trong những trường hợp sau đây:
- Nạn nhân đã cố gắng rửa sạch nhưng hóa chất vẫn còn tồn đọng ở mắt nhiều.
- Mắt đau, chảy máu.
- Thị lực giảm bất ngờ, nhanh chóng.
Mẹo phòng ngừa hóa chất bắn vào mắt khi làm việc
Dưới đây là những cách phòng ngừa hóa chất bắn vào mắt khi làm việc như sau:
- Bảo quản hóa chất an toàn, đúng cách khi làm việc.
- Tùy theo ngành nghề, mặc quần áo bảo hộ để tránh hóa chất dính vào người. Nếu bị rách, hư hỏng, báo ngay với cấp trên để xử lý kịp thời.
- Công nhân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nên sử dụng trong khu vực thoáng khí.
- Bảo quản hóa chất còn lại trong thùng với nhãn cảnh báo nguy hiểm cụ thể.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và 11 nguyên tắc an toàn khi tiếp xúc hóa chất để đảm bảo cho quá trình làm việc.
- Dùng hóa chất đúng mục đích, tránh việc tự ý sử dụng cho việc cá nhân.
- Khi làm việc với hóa chất, không được ăn uống vì dễ dính vào mắt, miệng, gây ngộ độc thậm chí tử vong.
- Sau khi kết thúc ca làm việc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm hóa chất.
- Tham gia các khóa học an toàn hóa chất cho công nhân ở công ty, doanh nghiệp.
- Tìm hiểu cách sơ cứu khi bị hóa chất dính vào mắt hay gặp những sự cố liên quan khác.
- Tham khảo quy định pháp luật về an toàn trong sản xuất kinh doanh hóa chất nguy hiểm và áp dụng khi cần.
Công nhân nên biết phải làm gì khi hóa chất bắn vào mắt, để tránh nguy hiểm xảy ra trong quá trình lao động mỗi ngày. Ngoài ra, những biện pháp đảm bảo an toàn cũng đóng vai trò quan trọng mà NLĐ nên ghi nhớ.
Phương Thảo