Lean Accounting là gì? 5 Điều cần biết về Lean Accounting

15.02.2019 2613 bientap

Lean Accounting là một thuật ngữ còn khá mới mẻ trong lĩnh vực kế toán. Nếu là ứng viên tìm việc kế toán, bạn cần phải tìm hiểu kỹ “Lean Accounting là gì?” cũng như những điều cần biết liên quan.

Lean accounting là gì
Bạn có biết Lean Accounting là gì?

► Lean Accounting là gì?

Lean Accounting (L/A) - “Kế toán tinh gọn” – là mô hình kế toán được các doanh nghiệp ứng dụng quy trình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) áp dụng. Lean Accounting bao gồm các phương pháp tổ chức – quản lý chi phí theo dòng giá trị, kỹ thuật đánh giá hàng tồn kho được thay đổi và trong báo cáo tài chính có thêm những thông tin phi tài chính. Mô hình kế toán tinh gọn được triển khai nhờ vào quy trình “quản lý dòng chảy giá trị” – giúp cải tiến lộ trình sản xuất, giảm và loại bỏ các yếu tố gây lãng phí, không làm tăng giá trị sản phẩm, qua đó sẽ làm tăng lợi ích sản xuất.

► Nguyên tắc - ứng dụng – công cụ triển khai Lean Accounting

Nguyên tắc

Ứng dụng

Công cụ triển khai Lean Accounting

A. Ghi nhận – chế độ kế toán của DN tinh gọn – đơn giản

 Giảm lãng phí từ quy trình ghi nhận các nghiệp vụ kế toán phát sinh, các báo cáo và những phương pháp kế toán truyền thống khác.

 + Sơ đồ dòng chảy giá trị (VSM)

 + Mô hình Kaizen

 + Mô hình giải quyết vấn đề PDCA (Plan – Do – Check – Action)

B. Quy trình kế toán chuyển đổi sang mô hình tinh gọn

 1. Kiểm soát quản lý và tiếp tục cải tiến

 + Sơ đồ liên kết đo lường hoạt động (PMLC)

 + Thành lập ban thi hành dòng chảy giá trị để áp dụng – kiểm soát các mô hình hiện tại

 + Sử dụng kết cung cấp – báo cáo kết quả đạt được của dòng chảy giá trị của từng bộ phận, từng cấp

 2. Kiểm soát chi phí

 + Mô hình chi phí dòng chảy giá trị - VSC

 + Báo cáo thu thập dòng giá trị

 3. Giá trị của khách hàng và nhà cung cấp quản lý chi phí

 + Target Costing – chi phí mục tiêu.

C. Truyền thông thông tin rõ ràng và kịp thời

 1. Báo cáo tài chính

 + Sử dụng các báo cáo tài chính ngắn hạn.

 + Áp dụng chế độ kế toán dựa trên cơ sở tiền.

 2. Báo cáo quá trình thực hiện – đo lường thông tin tài chính và phi tài chính

 + Báo cáo sử dụng thông tin của ban thực hiện dòng chảy giá trị…

 3. Đưa ra quyết định

 + Sử dụng chi phí dòng chảy giá trị để phân tích chi phí sử dụng và khả năng tạo lợi nhuận.

D. Lập kế hoạch kế toán tinh gọn

 1. Lập kế hoạch dự toán

 + Áp dụng mô hình chính sách của HOSHIN

 + Mô hình bán hàng – hoạt động và lập kế hoạch tài chính SOFP

 2. Xem xét những ảnh hưởng đến việc cải tiến tinh gọn.

 + Phân tích khả năng – chi phí dòng chảy giá trị.

 + Xem xét sơ đồ dòng chảy giá trị hiện tại và phát sinh trong tương lai.

 + Hợp kết quả để thể hiện sự thay đổi, kết quả đạt được từ việc cải tiến theo mô hình kế toán tinh gọn.

 3. Lập kế hoạch vốn

 + Lập bảng phân tích ảnh hưởng của dòng chảy giá trị đến các chi phí được hoặc không được vốn hóa sau này theo phương pháp tiếp cận 3P.

 4. Đầu tư cho yếu tố con người

 + Đánh giá kết quả quá trình tham gia của từng thành viên trong tổ chức.

 + Chia sẻ lợi nhuận thu được cho mọi người.

E. Tăng cường kiểm soát hệ thống kế toán nội bộ

 1. Kiểm soát nội bộ dựa trên kiểm soát tinh gọn

 + Ma trận cắt giảm nghiệp vụ và quy trình.

 + Bản đồ quy trình thể hiện cách kiểm toán và những rủi ro có thể xảy ra

 2. Đánh giá hàng tồn kho

 + Mô hình Kaien, JIT…

 

Lean Accounting là gì
Có 5 nguyên tắc được áp dụng để triển khai Lean Accounting

► Lợi ích từ mô hình ứng dụng Lean Accounting

- Giúp nhà quản lý theo dõi, kiểm soát tốt toàn bộ quy trình từ khi bắt đầu đến kết thúc.

- Cung cấp nội dung rõ ràng cho từng quy trình có liên quan.

- Dễ dàng xác định các hư hỏng – lãng phí của từng khâu trong quy trình sản xuất.

- Tiết kiệm thời gian quản lý, giảm số lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền.

- Tăng cường hoạt động sản xuất - truyền thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.

- Cung cấp kế hoạch cải tiến quy trình sản xuất – để cắt giảm chi phí.

- Phát triển – nâng cao chất lượng sản phẩm.

► Tính ứng dụng Lean Accounting

Lean Accounting tuy còn khá mới mẻ, nhưng về bản chất – mô hình này vẫn đáp ứng các yêu cầu nguyên tắc kế toán chung, quy định báo cáo nội bộ cũng như báo cáo tài chính ra bên ngoài. Nếu doanh nghiệp ứng dụng tốt kế toán tinh gọn thì đó sẽ là công cụ đắc lực để đầu tư cho con người – giúp nhân viên chủ động hơn trong công việc của mình, cung cấp thông tin nhanh chóng hơn, tạo động lực cải thiện tốt hơn quy trình làm việc của từng bộ phận trong doanh nghiệp.

► Thử thách với doanh nghiệp áp dụng Lean Accounting

Bên cạnh các lợi ích nhìn thấy được, việc áp dụng Lean Accounting cũng sẽ khiến doanh nghiệp đối mặt với không ít thử thách:

- Phải phân tích giá trị theo từng nhóm dòng chảy thay cho các báo cáo truyền thống theo từng bộ phận.

- Vì không có chi phí chuẩn nên cần phải căn cứ vào chứng từ chi tiết nguyên vật liệu – giá trị hàng tồn kho cuối kỳ để đánh giá giá trị chi phí chuyển đổi dựa trên mức giá vốn hàng hóa bán bình quân cho từng ngày, làm cơ sở để cuối tháng xác định số ngày hàng tồn kho bình quân.

- Khi chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang tinh gọn có thể sẽ gặp phải sự phản ứng của đội ngũ nhân viên, một số nhân viên sẽ bị sa thải do sự rút gọn quy trình hay không thích ứng được với công nghệ mới.

► Giải pháp cho doanh nghiệp ứng dụng Lean Accounting

Để vượt qua được những thử thách khi muốn dùng mô hình kế toán tinh gọn, doanh nghiệp có thể áp dụng những giải pháp sau đây:

- Đào tạo cho toàn bộ nhân viên biết và hiểu chính xác tầm quan trọng và cách áp dụng mô hình kế toán tinh gọn.

- Tạo dựng, mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp – khẳng định giá trị của họ đối với công ty.

- Theo dõi, quản lý chặt chẽ những thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp.

Bên cạnh “Lean Accounting là gì” – người ta hay nhắc đến: Lean thinking – Tư duy tinh gọn, Lean Approach – Phương pháp tiếp cận tinh gọn, Lean Startup – Khởi nghiệp theo xu hướng tinh gọn… Tuy có khác nhau về trường hợp sử dụng nhưng tựu trung lại các thuật ngữ này đều hướng đến tính đơn giản hóa nhưng phải tăng tính hiệu quả và mang lại kết quả tối ưu.

Ms. Công nhân

4.8 (98 đánh giá)
Lean Accounting là gì? 5 Điều cần biết về Lean Accounting Lean Accounting là gì? 5 Điều cần biết về Lean Accounting

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy, xí nghiệp!

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy,...

An ninh trong môi trường sản xuất không chỉ đảm bảo sự an toàn cho nhân viên mà còn bảo vệ thiết bị và tài sản của doanh nghiệp. Việc kiểm tra và bảo...

25.01.2024 108

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Trong môi trường công nghiệp, an toàn là ưu tiên hàng đầu, và khả năng xử lý sự cố cháy là một kỹ năng quan trọng. Việc đào tạo nhân viên kỹ thuật xử...

25.01.2024 147

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chuộng nhất hiện nay!

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chu...

Tình hình thực tế những năm gần đây, hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Có lẽ vì vậy, hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đóng...

25.01.2024 89

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà m...

Lựa chọn đúng hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy là một chiến lược quan trọng đối với sự an toàn và hiệu quả của doanh nghiệp. Những hệ thống n...

25.01.2024 93