Lịch trình sản xuất là gì? Hướng dẫn cách lập lịch trình sản xuất hiệu quả

13.11.2020 9957 bientap

Thiếu hụt nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện công việc không đảm bảo, trễ đơn hàng giao cho khách… là những viễn cảnh sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp sản xuất không có lịch trình sản xuất cụ thể. Vậy thì lịch trình sản xuất là gì?

Lịch trình sản xuất là gì
Bạn biết gì về lịch trình sản xuất?

► Lịch trình sản xuất là gì?

Lịch trình sản xuất là bản kế hoạch chi tiết về công tác triển khai sản xuất hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên đơn đặt hàng và khả năng của doanh nghiệp.


► Ai phụ trách lập lịch trình sản xuất?

Tùy mô hình tổ chức nhân sự của các nhà máy, xí nghiệp mà lịch trình sản xuất sẽ do Quản lý sản xuất, Quản đốc hoặc Trưởng ca lập nên.


► Nhiệm vụ của công tác lập lịch trình sản xuất

Khi triển khai lập lịch trình sản xuất, người phụ trách phải đảm bảo được sự cân đối công suất của hệ thống nhà xưởng, kho tàng - máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ - nguồn nhân lực giữa kế hoạch dự kiến và khả năng sản xuất thực tế. Với những nhiệm vụ cụ thể:

 - Hoạch định công suất sản xuất trong ngắn hạn: phân phối đơn hàng, máy móc thiết bị, nhân lực cho các xưởng sản xuất

 - Xác định thứ tự công việc ưu tiên

 - Tổ chức thực hiện các kế hoạch công việc theo lịch trình

 - Kiểm soát được tình hình sản xuất và tiến độ công việc

 - Triển khai thực hiện nhanh các đơn hàng có nguy cơ bị trễ


► Mục tiêu của việc lập lịch trình sản xuất

Trong quá trình vận hành nhà máy, việc xác định khi nào cần sản xuất - sản xuất bao nhiêu có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chuẩn bị kịp thời các nguồn lực sản xuất với mức chi phí nhỏ nhất mà còn đảm bảo có hàng dự trữ sẵn sàng bán ra theo nhu cầu thị trường. Vì thế mà mục tiêu của việc lập lịch trình sản xuất là nhằm:

 - Thiết lập khung thời gian triển khai thực hiện công việc của nhà máy

 - Tối thiểu hóa thời gian để sản xuất 1 đơn hàng

 - Tối thiểu hóa lượng sản phẩm sản xuất dở dang

 - Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp


► Xác định thông tin đầu vào và kết quả của quá trình lập lịch trình sản xuất

Bản chất của việc xây dựng lịch trình sản xuất là xác định số lượng - thời gian phải hoàn thành từng chi tiết, bộ phận hay sản phẩm. Thông thường, lịch trình sản xuất được lập cho khoảng thời gian 2 tháng.

Để lập lịch trình sản xuất, cần xem xét 3 nhóm yếu tố đầu vào là:

  • Dự trữ đầu kỳ

  • Số liệu dự báo cho nhu cầu sắp tới

  • Số lượng đơn đặt hàng

Lịch trình sản xuất là gì
Thống kê dự trữ đầu kỳ là số liệu cần quan tâm khi lập lịch trình sản xuất

 

Kết quả của công tác lập lịch trình sẽ cho ra những số liệu về:

Lượng hàng dự trữ kế hoạch

   Dự trữ kế hoạch = {Ddk - max (Đh, Db)}

 Trong đó:

  • Ddk – Dự trữ đầu kỳ

  • Đh – Khối lượng theo đơn đặt hàng

  • Db – Khối lượng theo dự báo

Khối lượng và thời điểm sản xuất

 Được xác định dựa vào lượng hàng dự trữ kế hoạch. Khi lượng dự trữ này không đáp ứng được nhu cầu dự báo hoặc theo đơn hàng được đặt thì đưa vào sản xuất để có lượng hàng dự trữ thay thế.

Lượng hàng dự trữ sẵn sàng bán

 • Với tuần đầu tiên khi lập lịch trình, lượng hàng dự trữ sẵn sàng bán là kết quả của dự trữ đầu kỳ trừ cho tổng đơn đặt hàng từ tuần đó đến tuần bắt đầu sản xuất.

 • Với những tuần đưa vào sản xuất, lượng hàng dự trữ sẵn sàng bán là kết quả của số lượng đưa vào sản xuất trong tuần trừ đi tổng khối lượng các đơn đặt hàng từ tuần đó đến tuần tiếp theo


► Hướng dẫn cách lập lịch trình sản xuất

Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X có dự trữ đầu kỳ là 64 sản phẩm - khối lượng dự báo nhu cầu tháng 1 là 120 sản phẩm, tháng 2 là 160 sản phẩm (số lượng sản phẩm dự báo phân đều cho các tuần trong tháng). Số lượng đơn đặt hàng cho các tuần doanh nghiệp nhận được như sau: Tuần 1 - 33 sản phẩm, tuần 2 - 20 sản phẩm, tuần 3 - 10 sản phẩm, tuần 4 - 4 sản phẩm, tuần 5 - 2 sản phẩm. Với mỗi loạt sản xuất cho ra 70 sản phẩm - hãy lập lịch trình sản xuất trong 2 tháng.

Đầu tiên ta cần xác định lượng dự trữ kế hoạch và dự trữ sẵn sàng bán cho từng tuần:

Lượng hàng dự trữ kế hoạch

  Tuần 1

 ={Ddk - max (Đh, Db)} = 64 - max (33,30) = 31

  Tuần 2

 = 31 - max (20,30) = 1

  Tuần 3

 = 1 + 70 - max (10,30) = 41

  Tuần 4

 = 41 - max (4,30) = 11

  Tuần 5

 = 11 + 70 - max (2,40) = 41

  Tuần 6

 = 41 - max (0,40) = 1

  Tuần 7

 = 1 + 70 - max (0,40) = 31

  Tuần 8

 = 31 + 70 - max (0,40) = 61

Lượng hàng dự trữ sẵn sàng bán

  Tuần 1

 = 64 - (33 + 20) = 11

  Tuần 3

 = 70 - (10 + 4) = 56

  Tuần 5

 = 70 - (2 + 0) = 68

  Tuần 7

 = 70 - 0 = 70

  Tuần 8

 = 70 - 0 = 70

 

Từ đó, có được bảng lịch trình sản xuất cụ thể cho 2 tháng như sau:

Thời gian/ Chỉ tiêu

Tháng 1

Tháng 2

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

 Dự trữ đầu kỳ

64

 Dự báo

30

30

30

30

40

40

40

40

 Đơn hàng

33

20

10

4

2

0

0

0

 Dự trữ kế hoạch

31

1

41

11

41

1

31

61

 Khối lượng và thời điểm sản xuất

-

-

70

-

70

-

70

70

 Dự trữ sẵn sàng bán

11

-

56

-

68

-

70

70

 

Trên thực tế, ​xây dựng lịch trình sản xuất để theo dõi một cách điều độ kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và đánh giá tình hình sản xuất, tuy nhiên nếu có những thay đổi bất ngờ phát sinh thì người quản lý cần phải điều chỉnh kịp thời… Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích. 

Ms. Công nhân

4.2 (542 đánh giá)
Lịch trình sản xuất là gì? Hướng dẫn cách lập lịch trình sản xuất hiệu quả Lịch trình sản xuất là gì? Hướng dẫn cách lập lịch trình sản xuất hiệu quả

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may: Mô tả - Sử dụng - Bảo quản

Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may: Mô tả - Sử dụng - Bảo quản

Nhiều bạn trẻ dự định bắt đầu công việc với nghề may nhưng hoang mang chưa biết sẽ làm việc với những công cụ, dụng cụ nào – cách sử dụng và bảo quản...

04.11.2024 363

[Hay và Hiếm] Tải ngay Tài liệu An toàn lao động ngành giày da

[Hay và Hiếm] Tải ngay Tài liệu An toàn lao động ngành giày da

Mọi lĩnh vực, ngành nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh đều yêu cầu đảm bảo an toàn lao động. Ngành giày da với nhu cầu nhân sự cao, số lượng người lao...

28.10.2024 221

Liệt kê danh mục nguyên phụ liệu và hóa chất ngành giày da

Liệt kê danh mục nguyên phụ liệu và hóa chất ngành giày da

Nếu nguyên phụ liệu ngành may là tập hợp vải cùng các phụ kiện khác làm nên sản phẩm hàng may mặc hoàn chỉnh thì nguyên phụ liệu ngành giày da sẽ gồm...

23.10.2024 830

Ghi nhớ 08 Tiêu chuẩn An toàn lao động trong nhà xưởng

Ghi nhớ 08 Tiêu chuẩn An toàn lao động trong nhà xưởng

An toàn lao động là quy định hàng đầu buộc doanh nghiệp lẫn người lao động phải tuân thủ để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và thân thiện, góp phầ...

23.10.2024 458