Mean Time Between Failures - MTBF là gì? Công thức tính MTBF và cách hay để gia tăng nó?

05.09.2024 76 hongthuy95

Mean Time Between Failures - MTBF được biết đến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong sản xuất và bảo trì. Bạn đã biết Mean Time Between Failures - MTBF là gì? Cách đo Mean Time Between Failures - MTBF thế nào? Cách tăng Mean Time Between Failures - MTBF ra sao?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu ngay sau đây!

mean time between failures - MTBF là gì

Mean Time Between Failures - MTBF là gì?

Mean Time Between Failures - MTBF dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc”. Trong bảo trì, MTBF được hiểu là khoảng thời gian trung bình giữa các sự cố làm hỏng thiết bị, máy móc khi đang sản xuất, vận hành. MTBF thường được đo bằng đơn vị “giờ”.

Đây là chỉ số bảo trì quan trọng, được dùng để đo lường hiệu suất hoạt động, độ an toàn và tin cậy của thiết bị, hay xác định tuổi thọ của tài sản.

Công thức tính MTBF là gì?

MTBF thường được tính bằng cách chia tổng số giờ hoạt động của thiết bị trong một khoảng thời gian nhất định cho số lần hỏng hóc xảy ra cũng trong khoảng thời gian đó.

Công thức tính MTBF cụ thể như sau:

MTBF = Tổng số giờ thiết bị hoạt động : Số lần hỏng hóc

Ví dụ minh họa:

Một thiết bị có thể đã hoạt động khoảng 1.000 giờ trong 1 năm qua. Cũng trong năm đó, thiết bị này đã hỏng hóc đến 8 lần. Khi đó, MTBF của thiết bị sẽ là: 1.000 : 8 = 125 giờ.

Lưu ý: để đo chính xác MTBF, người thực hiện cần thu thập thông tin dữ liệu từ hiệu suất hoạt động thực tế của thiết bị. Mỗi thiết bị hoạt động trong một môi trường khác nhau, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau (như thiết kế, lắp ráp, bảo trì) sẽ cho ra hiệu suất hoạt động - số lần hỏng hóc - và chỉ số MTBF khác nhau.

mean time between failures - MTBF là gì
.

Ý nghĩa của chỉ số MTBF là gì?

Các kỹ sư thường tính toán MTBF dựa trên dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu độ tin cậy, kiểm tra và vận hành thực tế.

Theo đó, chỉ số MTBF có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong quản lý bảo trì, sản xuất và kỹ thuật. Sau đây là một số ý nghĩa tiêu biểu của MTBF:

- Đánh giá độ tin cậy

MTBF giúp đánh giá độ tin cậy của thiết bị hoặc hệ thống. Giá trị của MTBF cao cho thấy thiết bị đang hoạt động ổn định và ít gặp sự cố.

- Lập kế hoạch bảo trì

Thông qua MTBF, các DN có thể lập kế hoạch bảo trì hiệu quả hơn. Nếu biết khoảng thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc, họ có thể lên lịch bảo trì định kỳ phù hợp để giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động, kéo dài thời gian máy chạy, tăng năng suất.

- Quản lý chi phí bảo trì

MTBF giúp các DN dự đoán chi phí bảo trì và sửa chữa. Một MTBF cao có thể dẫn đến chi phí thấp hơn cho hoạt động bảo trì, từ đó tăng lợi nhuận cho DN.

- Cải tiến quy trình sản xuất

Phân tích MTBF có thể giúp xác định các vấn đề trong quy trình sản xuất hoặc thiết kế sản phẩm, từ đó cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Đánh giá hiệu suất

MTBF là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất của thiết bị hoặc hệ thống trong môi trường hoạt động thực tế.

- Ra quyết định

Các nhà quản lý có thể sử dụng MTBF để đưa ra quyết định về việc đầu tư vào thiết bị mới hoặc nâng cấp thiết bị hiện tại.

Tóm lại, MTBF là một chỉ số bảo trì quan trọng giúp các tổ chức cải thiện độ tin cậy của thiết bị, tối ưu hóa quy trình bảo trì và quản lý chi phí hiệu quả hơn.

Làm thế nào để gia tăng chỉ số MTBF?

MTBF cao cho thấy thiết bị đang hoạt động ổn định và ít xảy ra sự cố hỏng hóc khiến phải ngừng máy để sửa chữa. Thế nên, nhiều DN nỗ lực gia tăng chỉ số MTBF?

Bằng cách nào?

Gia tăng MTBF bao gồm một loạt chiến lược có thể tác động đến độ bền bỉ và sự ổn định của thiết bị. Sau đây là một số cách phổ biến và hiệu quả nhất được áp dụng để gia tăng MTBF:

- Thực hành bảo dưỡng tốt

Việc duy trì đều đặn và đúng cách thiết bị có thể kéo dài tuổi thọ của nó và ngăn chặn những hỏng hóc nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có thể bao gồm việc thay dầu định kỳ, vệ sinh bộ lọc và điều chỉnh mức chất lỏng cho phù hợp.

- Kiểm soát chất lượng

Đảm bảo rằng mỗi linh kiện hay phụ tùng được lắp ráp với tiêu chuẩn chất lượng phù hợp có thể giảm nguy cơ hỏng hóc sớm. Thực hiện kiểm định đầy đủ và tuân thủ hướng dẫn sản xuất cũng góp phần tạo nên chất lượng tổng thể của thiết bị.

- Thiết kế sản phẩm

Thiết kế ra các sản phẩm chịu được áp lực và tình huống khắc nghiệt có thể đảm bảo chúng tồn tại lâu hơn. Sử dụng vật liệu và công nghệ hiện đại, chống mòn hoặc giảm hao mòn có thể giúp ích cho mục tiêu này.

- Phòng ngừa hỏng hóc

Tiến hành phân tích suy thoái cấu trúc và sử dụng phương pháp dự báo hư hỏng chủ động để phát hiện và xử ký kịp thời các dấu hiệu hỏng hóc có thể giúp tránh thời gian chết không cần thiết.

- Chuẩn bị cho sự cố bất ngờ

Trong một số trường hợp, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn xảy ra sự cố bất ngờ. Có sẵn nguồn lực thích hợp để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với những sự cố như thế có thể hạn chế thời gian chết và giữ cho thiết bị chạy trơn tru.

mean time between failures - MTBF là gì
MTBF là gì? - MTBF là thời gian trung bình giữa các lần xảy ra sự cố hỏng hóc phải ngừng máy để sửa chữa

Bằng cách triển khai các biện pháp này, DN có thể nỗ lực để kéo dài hằng số thời gian giữa sự cố trong thiết bị và cuối cùng đạt được MTBF cao hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng luôn có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, vì vậy phải duy trì giám sát và bảo trì cẩn thận ngay cả khi thiết bị dường như đang hoạt động tốt.

Sự cố hỏng hóc là tình huống không mong muốn của mọi quy trình sản xuất. Càng nhiều sự cố xảy đến trong một khoảng thời gian nhất định cho thấy hiệu suất vận hành của thiết bị, máy móc đang có vấn đề. Hiểu Mean Time Between Failures - MTBF là gì? Công thức tính MTBF - Ý nghĩa của chỉ số MTBF - cũng như cách để tăng chỉ số này giúp ích rất nhiều cho quá trình lên kế hoạch và thực hiện quy trình bảo trì hay tối ưu hóa chi phí bảo trì cho DN.

Ms. Công nhân

4.0 (180 đánh giá)
Mean Time Between Failures - MTBF là gì? Công thức tính MTBF và cách hay để gia tăng nó? Mean Time Between Failures - MTBF là gì? Công thức tính MTBF và cách hay để gia tăng nó?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hệ Thống Giám Sát Bảo Trì là gì? Gọi tên 08 hệ thống giám sát bảo trì hữu hiệu nhất hiện nay

Hệ Thống Giám Sát Bảo Trì là gì? Gọi tên 08 hệ thống giám sát bảo trì hữu h...

Mọi hoạt động muốn hiệu quả và đạt chất lượng thì nhất định phải được giám sát và điều hành chặt chẽ. Trong bảo trì, hệ thống giám sát tốt giúp làm đư...

13.09.2024 37

Tặng gian tuyển dụng VIP lên đến 10 triệu đồng hỗ trợ tuyển lao động sau bão Yagi

Tặng gian tuyển dụng VIP lên đến 10 triệu đồng hỗ trợ tuyển lao động sau bã...

Nhà máy, phân xưởng, cơ sở sản xuất đóng tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ sẽ được tặng free gói tuyển dụng VIP của Vi...

11.09.2024 62

Bảo Trì Tự Động (Automated Maintenance) là gì? Cách triển khai AM thế nào?

Bảo Trì Tự Động (Automated Maintenance) là gì? Cách triển khai AM thế nào?

Thay vì đợi đến khi sự cố xảy ra rồi mới tiến hành sửa chữa, nhiều dây chuyền hay hệ thống ứng dụng công nghệ để thiết lập cơ chế bảo trì tự động. Bạn...

11.09.2024 65

Maintenance Productivity Index (MPI) là gì? Vai trò và cách áp dụng MPI trong hoạt động bảo trì

Maintenance Productivity Index (MPI) là gì? Vai trò và cách áp dụng MPI tro...

Khi tìm kiếm chỉ số đánh giá hiệu suất của hoạt động bảo trì, Maintenance Productivity Index (MPI) được tin dùng. Vậy Maintenance Productivity Index (...

10.09.2024 48