[Tổng hợp] Các chỉ số đo lường hiệu suất để đánh giá hiệu suất và đo lường bảo trì
10.07.2024 560 hongthuy95
Một công việc được đánh giá đạt yêu cầu dựa vào các chỉ số đo lường hiệu suất liên quan. Trong ngành bảo trì doanh nghiệp cũng thế. Vậy các chỉ số đo lường hiệu suất để đánh giá hiệu suất và đo lường bảo trì là gì? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Chỉ số đo lường hiệu suất của bảo trì là gì?
Để đảm bảo hoạt động bảo trì thiết bị được hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất đều sử dụng chỉ số KPI để đánh giá hiệu suất và đo lường bảo trì.
Vậy KPI của nhân viên bảo trì là gì?
KPI (Key Performance Indicator) là tập hợp các chỉ số đo lường hiệu suất công việc của cá nhân hay đội nhóm, tổ chức – từ đó đánh giá được kết quả hoạt động, xác định được các mục tiêu cần đạt và đo lường được mức độ tiến bộ trong việc đạt được những mục tiêu đã đề ra đó.
Theo đó, KPI của nhân viên bảo trì là tập hợp các chỉ số đo lường hiệu suất công việc của nhân viên bảo trì trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo trì thiết bị, máy móc được giao – giúp DN đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động bảo trì, cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên, làm cơ sở đưa ra những điều chỉnh phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu suất sản xuất.
Theo đánh giá, KPI là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất làm việc của mọi nhân viên, mọi tổ chức.
Tổng hợp các chỉ số đo lường hiệu suất của bảo trì
Tùy thuộc vào từng mô hình sản xuất cùng loại hình doanh nghiệp mà các chỉ số KPI của nhân viên bảo trì sẽ được chọn lựa áp dụng đo lường và đánh giá cho phù hợp. Tuy nhiên, 3 nhóm KPI của nhân viên bảo trì sau đây được đánh giá là quan trọng và cần thiết:
+ Nhóm KPI về hiệu suất thiết bị
Bao gồm các chỉ số đo lường mức độ hoạt động hiệu quả của những thiết bị được sử dụng trong công việc bảo trì. Những KPI này giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu suất làm việc của nhân viên bảo trì trong việc đảm bảo các thiết bị, máy móc hoạt động tốt và tránh hỏng hóc.
Một số chỉ số KPI về hiệu suất thiết bị cần có:
- Tỷ lệ thời gian hoạt động của thiết bị
- Tỷ lệ thời gian ngừng máy do bảo trì
- Tỷ lệ thời gian ngừng máy do hỏng hóc
- Thời gian trung bình để sửa chữa thiết bị
- Thời gian trung bình giữa các lần máy móc, thiết bị bị hỏng hóc
- Tỷ lệ phần trăm thời gian hoạt động sản xuất bị đình trệ, ngưng trệ do thiết bị, máy móc bị hỏng hóc
- Chi phí bảo trì trên mỗi đơn vị sản phẩm
- Hiệu quả thiết bị tổng thể
+ Nhóm KPI về chất lượng bảo trì
Là các chỉ số đo lường mức độ hoàn hảo cùng với chất lượng của hoạt động bảo trì đã và đang được thực hiện. Nhóm chỉ số KPI này giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu suất của nhân viên bảo trì trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo trì được giao một cách chính xác và hiệu quả.
Một số chỉ số KPI về chất lượng bảo trì cần có:
- Tỷ lệ máy móc, thiết bị bị lỗi
- Tỷ lệ hư hỏng của máy móc, thiết bị trong thời gian nhất định
- Tỷ lệ thiết bị, máy móc bị hư hỏng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
- Tỷ lệ máy móc, thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Số vụ tai nạn và sự cố bảo trì được báo cáo
- Vòng đời tài sản được báo cáo
+ Nhóm KPI về hiệu quả sử dụng tài nguyên
Bao gồm các chỉ số đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực cần có trong hoạt động bảo trì, như: nhân lực, vật tư, phụ tùng, thời gian… Chỉ số KPI này giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu suất của nhân viên bảo trì trong việc tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao hoạt động.
Một số chỉ số KPI về hiệu quả sử dụng tài nguyên là:
- Thời gian lao động cho bảo trì
- Chi phí bảo trì
- Tiêu hao phụ tùng, vật tư
- Hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị
- Hiệu suất sử dụng nhân lực
- Tỷ lệ số lần thiếu vật tư khi cần dùng đến trong quá trình bảo trì
- Tỷ lệ luân chuyển vật tư khi cần
- Thời gian trung bình để chuẩn bị vật tư cho mỗi lần bảo trì
Ngoài ra, một số tài liệu còn cho hay doanh nghiệp sử dụng các chỉ số đo lường hiệu suất sau đây để đánh giá hiệu suất và đo lường bảo trì:
- MTBF (Mean Time Between Failures): đo lường thời gian trung bình giữa các lần thiết bị hoặc máy móc hoạt động bình thường đến khi gặp lỗi hoặc hỏng hóc
- MTTR (Mean Time to Repair): Đo lường thời gian trung bình mà một thiết bị hoặc máy móc ngừng để được sửa chữa, khắc phục sau khi gặp sự cố
- Tỷ lệ sự cố quay trở lại (Repeat Failure Rate): Đo lường tỷ lệ thiết bị hoặc máy móc gặp sự cố lại sau khi đã được sửa chữa, khắc phục trước đó
- Tỷ lệ sử dụng thời gian (Overall Equipment Effectiveness - OEE): Đo lường hiệu suất toàn diện của thiết bị hoặc máy móc bằng nhiều yếu tố, như: chất lượng sản phẩm, tốc độ hoạt động, thời gian chết (downtime)
- Chi phí bảo trì (như % tổng chi phí sở hữu): Đo lường tỷ lệ chi phí bảo trì so với tổng chi phí sở hữu thiết bị, máy móc.
Là một trong những hoạt động bắt buộc phải có trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, hoạt động bảo trì được quan tâm đầu tư và quản lý. Bằng việc áp dụng các chỉ số đo lường hiệu suất của nhân viên bảo trì để đánh giá hiệu suất công việc cũng như đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động bảo trì, từ đó kịp thời có phương án xử lý hay cải tiến phù hợp.
Ms. Công nhân