Downtime là gì? Cách khắc phục downtime cho nhà máy

22.07.2024 522 hongthuy95

Dù không mong muốn nhưng dây chuyền sản xuất nào cũng sẽ phải gặp qua tình trạng downtime. Vậy downtime là gì? Cách khắc phục downtime thế nào? Cùng Vieclamnhamay.vn đi tìm giải pháp nhé!

downtime là gì, cách giảm downtime cho nhà máy

Giảm downtime xuống mức nhỏ nhất mang lại nhiều ích lợi cho dây chuyền sản xuất nói riêng, nhà máy nói chung. Hiểu downtime là gì sẽ giúp bạn định hướng giải pháp giảm tình trạng này hiệu quả hơn.

Downtime là gì?

Downtime dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “thời gian chết”, tức khoảng thời gian mà máy móc, thiết bị hoặc hệ thống dây chuyền sản xuất ngừng - không hoạt động do sự cố, bảo trì, bảo dưỡng hay các nguyên nhân khác (như thiếu nguyên vật liệu hay nhân lực, thay thế linh kiện, điều chỉnh thiết bị…).

Hiểu nôm na thì trong một nhà máy sản xuất, thời gian được xem như vàng bạc để hoàn thành đơn hàng được giao. Trong khi đó, downtime được ví như “kẻ thù” lớn nhất của sự hiệu quả khi làm mọi hoạt động bị đình trệ đến ngưng trệ bởi nó là thời gian chết trong sản xuất. Đơn hàng khi đó dĩ nhiên có nguy cơ không hoàn thành, gây nên những tổn thất lớn không tưởng về tài chính và uy tín thương hiệu.

Phân loại downtime thế nào?

Như trong định nghĩa “Downtime là gì?”, hành động ngừng sản xuất không chỉ bởi sự cố hư hỏng, tức không mong muốn - mà còn do nhiều quyết định cần thiết, thậm chí bắt buộc khác. Thế nên, downtime có thể được phân chia ra thành nhiều kiểu. Chẳng hạn:

+ Planned Dowtime - Downtime có kế hoạch

Là khoảng thời gian chết được lên kế hoạch trước trong hoạt động sản xuất, thường xảy ra do:

- Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo máy móc, thiết bị hoạt động trơn tru.

- Nâng cấp thiết bị để gia tăng năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đơn hàng

- Thay đổi sản phẩm, tức hoàn thành xong sản phẩm A, chuyển sang sản xuất sản phẩm B nên cần thiết lập lại dây chuyền sản xuất

Nhìn chung, những hoạt động downtime này đều nằm trong kế hoạch, đã được dự đoán và lên lịch định kỳ, cụ thể từ trước và thời gian ngưng sản xuất cũng tương đối ngắn. Tuy nhiên, cũng cần có giải pháp tối ưu thời gian chết bằng cách đẩy nhanh hoạt động bảo trì, bảo dưỡng máy hay thay đổi sản phẩm.

+ Unplanned Downtime - Downtime ngoài kế hoạch

Là việc ngừng sản xuất xảy ra bất ngờ, không được dự đoán trước bởi các nguyên do như:

- Lỗi thiết bị, máy móc hỏng hóc, khi đó, hoạt động sản xuất buộc phải dừng lại để sửa chữa hoặc thay thế

- Thiếu nguyên vật liệu sản xuất

- Thiếu nhân lực tham gia sản xuất

- Lý do khách quan khác như: thiên tai, mất điện, cháy nổ, tai nạn lao động…

Dĩ nhiên, downtime không có kế hoạch từ trước gây ra những ảnh hưởng tiêu cực: làm giảm hiệu suất sản xuất, chậm tiến độ đơn hàng, mất uy tín thương hiệu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

downtime là gì, cách giảm downtime cho nhà máy
Bạn đã biết downtime là gì? - Downtime là thời gian chết trong sản xuất

Làm thế nào để giảm Downtime trong sản xuất?

Nói đến đây hẳn các nhà quản lý đang chờ đợi Vieclamnhamay.vn chia sẻ tip giảm downtime trong sản xuất cho nhà máy. Có cách nào hiệu quả không?

+ Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả

Khâu bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị là bắt buộc nên không thể cắt giảm để giảm downtime. Thế nên, chỉ còn cách thiết lập một kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cho các loại máy móc, thiết bị tham gia sản xuất sao cho thật hiệu quả và nhanh chóng, tức thời gian chết tồn tại trong khoảng ngắn nhất.

Bằng cách: đề ra các công việc cụ thể cần làm, hướng dẫn chi tiết cách thực hiện, lịch trình thực hiện khi nào, trong bao lâu, phân công công việc cho nhân viên cụ thể và rõ ràng, xác định chính xác các phụ tùng, phụ kiện cần thiết để làm việc…

Tùy thuộc vào mục đích và chiến lược quản lý cũng như tình hình sản xuất hiện tại mà có kế hoạch và phương pháp bảo trì, bảo dưỡng phù hợp, như: bảo trì, bảo dưỡng định kỳ; bảo trì, bảo dưỡng dựa trên tình trạng; bảo trì, bảo dưỡng dựa trên dự báo; bảo trì, bảo dưỡng tự động…

+ Tuân thủ lịch trình quy định

Định kỳ theo quy định, nhân viên tiến hành công việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo lịch trình đã lên trước đó. Điều này đảm bảo hệ thống sản xuất được kiểm tra đúng thời gian, phát hiện lỗi kịp thời và tiến hành sửa chữa, thay thế kịp lúc, giúp hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, ít downtime, hiệu suất đảm bảo.

+ Đào tạo nhân viên

Mọi kế hoạch sẽ chỉ hiệu quả bằng lời nói nếu nhân viên thực hiện có trình độ và kỹ năng, tay nghề kém. Thế nên, đào tạo nhân sự là mấu chốt của giải pháp giảm downtime.

Nhân viên tham gia kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cần nắm rõ và thành thạo nhiệm vụ, thực hiện công việc nhanh chóng và chuẩn xác.

Ngoài ra, nhân viên toàn dây chuyền cũng cần đảm bảo làm việc hiệu quả để không tạo ra sự cố hỏng hóc khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, tạo ra downtime kéo dài.

+ Có kế hoạch tuyển dụng kịp thời

Thiếu nhân lực cũng là một trong những nguyên do tạo ra downtime. Thế nên, khi đơn hàng nhiều hay lao động nghỉ việc, nghỉ phép số lượng lớn, hãy lên kế hoạch tuyển dụng bổ sung, tuyển dụng mới để đảm bảo hoạt động sản xuất trơn tru và hiệu quả

+ Tận dụng công nghệ

Thời đại công nghệ, nhiều phần mềm tự động hóa được tạo ra để hỗ trợ quản lý sản xuất và bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, cảnh báo sự cố hay cung cấp phương pháp giảm thiểu downtime. MES, MMS, AMS… là một số ứng dụng hữu ích.

downtime là gì, cách giảm downtime cho nhà máy
Giảm downtime xuống mức thấp nhất tức là đẩy hiệu suất lên mức cao nhất

Downtime là một vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động sản xuất nhưng hoàn toàn có thể giảm thiểu xuống mức thấp nhất để tối ưu hiệu suất, nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Hy vọng bạn hiểu chính xác downtime là gì - phân loại downtime thế nào - cách giảm downtime ra sao…

Ms. Công nhân

4.4 (274 đánh giá)
Downtime là gì? Cách khắc phục downtime cho nhà máy Downtime là gì? Cách khắc phục downtime cho nhà máy

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưởng

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưở...

Một đơn hàng nhận từ đối tác sẽ được phân xưởng lên kế hoạch và triển khai sản xuất chi tiết. Theo đó, từng bộ phận, vị trí sẽ tiến hành thực hiện nhi...

18.11.2024 56

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Mọi nhà máy, phân xưởng đều nỗ lực tìm kiếm và gia tăng đơn hàng để tăng gia sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận. Người lao động vì thế cũng được hư...

30.10.2024 101

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nhiều người chỉ muốn được nhận lương cố định hàng tháng theo thỏa thuận trong khi số khác lại yêu cầu chi trả lương dựa trên tổng sản phẩm đạt chuẩn l...

29.10.2024 95

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu mức thuế phải đóng theo quy định. Chiến lược giảm thuế vì thế mà cần thiết và cực kỳ quan trọng. Vậy chiến lược giảm...

26.09.2024 141