Nạn "xe ôm" bùng nổ, vì đâu đến nỗi?

23.11.2017 2328 santavietnam

Sáng nào chỉ cần tôi bước ra đường với “ không xe” là đã một hai chú xe ôm tới mời gọi “đi xe ôm không cháu?”; “đi đâu chú chở cho đi?”, “đi mở hàng cho chú với con”... những câu rao quá quen thuộc quanh khu xóm tôi, và tôi cũng không khá bất ngờ là bao.

nạn xe ôm bùng nổ, vì sao đến nỗi
Ảnh nguồn Internet

Nhưng lạ ở chỗ mỗi ngày một chú khác, tôi cứ nghĩ xe ôm ở đâu ra mà nhiều lắm thế?  Vì khu xóm tôi gần khu xe buýt, thì chuyện xe ôm nhiều là điều dễ hiểu, nhưng thời gian gần đây lượng “xe ôm” quá nhiều so với những năm khác nên khu xóm tôi bắt đầu  hơi lo sợ, vì chỉ cần bước chân ra đường là có người tới mời chào xe ôm, đi mua tạp hóa cách 3, 4 căn nhà cũng mời chào xe ôm, đi siêu thị 10 phút đi bộ cũng mời chào xe ôm, và đứng đợi bạn trai tới đón cũng được xe ôm mời chào “đi đâu không em?” - đó là câu chuyện của chị tôi, từ sau lần đó chị tôi cũng sợ đứng ra đường chờ bạn trai như thuở ban đầu yêu. 

Có lẽ, đối với người khu xóm thì xe ôm là vấn đề phiền toái hiện nay nhưng với tôi thì nó có quá nhiều câu hỏi để tôi đặt ra. Đúng thật là tôi tò mò, như vài lần tôi được các chú xe ôm chở đi làm, tôi có ngồi phía sau hỏi chuyện, thì đa số họ là dân từ nơi khác xa quê lên thành phố kiếm sống, tôi cảm thấy bùi ngùi về những mảnh đời của họ, sự lạc quan cố gắng trong cuộc sống mà họ có được trong suy nghĩ không phải điều dễ dàng. Câu chuyện tôi nghe nhiều nhất có lẽ là: các chú từng làm công nhân ở khu nhà máy nọ, khu công nghiệp nọ, nhưng tới độ khoảng 35 -40 tuổi là bị chính nhà máy, khu công nghiệp xa thải sau những năm cống hiến, nỗ lực làm việc cho họ, không có lý do và câu trả lời rõ ràng từ phía ban giám đốc, không có được một ít gọi “hỗ trợ sau khi thất nghiệp”, không còn ai tuyển dụng các chú nữa vì độ tuổi trẻ không trẻ, già không già đành phải đi xe ôm chờ tình hình cũng như nuôi sống bản thân, gia đình qua ngày trước. 

Trong tâm tôi cũng hiểu với công nghiệp hóa hiện đại hóa buộc các nhà máy, khu công nghiệp phải bắt kịp quy luật “thời đại công nghiệp 4.0” theo các nước tiên tiến, gồm những máy móc mới, hiện đại, máy móc là chính, con người là phụ, và gần như tự động hóa sẽ thay thế hết lao động tay chân. Nhà nước thông qua hội nghị APEC cũng bày tỏ quan điểm về hội nhập theo “công nghiệp 4.0” như là “thách thức và cơ hội”, “mang nhiều cơ hội to lớn chưa từng có cho phát triển và đổi mới”.  Bản thân tôi cũng ủng hộ theo trào lưu “ công nghiệp 4.0” nhưng không phải theo kiểu nồng nhiệt, bởi không riêng mình tôi, ai cũng biết vấn đề đầu tiên là gì khi thay thế máy móc hiện đại trong các khu nhà máy, khu công nghiệp. 

Các nhà máy, khu công nghiệp còn thậm tệ hơn khi cắt giảm công nhân để bảo tồn “ quy luật độ tuổi”, với ưu tiên: trẻ khỏe, đào tạo nhanh, mức lương thấp bắt buộc những công nhân ở độ tuổi 35 trở lên phải nghỉ việc, dừng bước nhường cho lớp trẻ đi lên. Trường hợp nhà máy, khu công nghiệp phá sản thì tôi không muốn đề cập. 

Gần đây là hàng loạt bài báo nói về sự sa thải công nhân ở độ tuổi 35 trở lên do muốn cắt giảm nhân lực lao động, thay thế bằng máy móc phát triển được nhập khẩu trực tiếp từ mỹ hay từ nhật gì đó…, thay đổi sản xuất; tất cả được gọi chung là “quy luật sản xuất” cũng chính là lý do xuất sắc mà các nhà máy, khu công nghiệp gửi tới các công nhân.  Tôi đọc báo mà trầm ngâm về câu chuyện của các chú; nhiều lúc chú còn hay đùa đang chạy xe mà gặp đồng nghiệp ở công ty cũ cũng chạy xe ôm như mình, tôi hiểu vấn đề chú đề cập tới ở đây. Gặp các chú khác thì bức xúc khi xem họ đã già yếu không bằng lớp trẻ, hơn 35 tuổi thì già yếu thế nào mà lại sa thải họ. 

Có một quyển sách tôi đã đọc qua, trong đó có một câu được viết như sau: “nếu có chữ nếu” thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều, mọi người vì “chữ nếu” mà tạm dừng để suy nghĩ; đúng là vậy, nếu bạn đã biết “quy luật sản xuất” của nhà máy là sẽ vận hành một kiểu hoàn toàn mới, thì bạn có hình dung công nhân của bạn sẽ ra sao vì chữ “nếu” kia không? Trong cuộc sống hiện đại quá, công nghiệp quá này, có lẽ họ không chết thì mình sẽ chết quá đỗi bình thường, bản thân tôi trước giờ cũng nghĩ đến bản thân tôi là đầu tiên, nhưng khác chỗ tôi không làm kinh doanh, không làm quản lý, ở dưới tôi không có hàng trăm hàng nghìn nhân viên, công nhân đang làm việc cho tôi, đó là vấn đề của bạn khi bỏ mặc những công nhân ngoài kia. 

Những tháng ngày tết gần cận kề đến, mọi tiếng thở dài có vẻ dài hơn một chút, ngẩn ngơ thơ thẫn hơn một chút, vò đầu rối tóc nhiều hơn một chút, tóc bạc nhiều hơn một chút của những người mới thất nghiệp, trông mong có khách để  kiếm vài đồng về quê đón tết. Khác xa với mọi năm, chỉ cần các chú tăng ca, là được công ty thưởng thêm không ít, thường thì gần tết các đơn hàng đặt công ty rất nhiều, nên công ty đều muốn mọi người tăng ca, để hoàn tất các đơn hàng trước tết. Những năm đó, đều có thể mua vé xe, vé tàu về quê trước tháng, dư một ít mua quà cho người thân mừng tết, và có thêm chút dành dụm nhưng giờ không có gì cho tết năm nay, thậm chí không biết có được về quê không, các chú thở dài kể. Nhìn các chú, tôi chỉ biết im lặng, “mọi điều đều đến rất tự nhiên, chỉ là con người không kịp thời phản ứng theo thôi” đó là câu em trai tôi hay đùa. 

Vậy chúng ta nên có những phương án gì cho những công nhân này? Mỗi phương án muốn đạt hiệu quả tốt nhất thì nên có sự kết hợp với cơ quan nhà nước chính quyền địa phương trong đó, vì “nhà nước của dân, do dân, vì dân” ; tôi đồng ý với quan điểm đó. Hiển nhiên khi “sa thải” hàng loạt kiểu này, thì nhà máy, khu công nghiệp phải có sự báo trước tới cơ quan, nhà nước có liên quan như liên đoàn lao động thành phố, bộ lao động thương binh xã hội, chính quyền quận phường; để cùng nhau tìm ra giải pháp.

Công nhân khi bị sa thải sẽ xuất hiện một trong những biểu hiện như sau: thiếu tự tin, thiếu cảm giác an toàn, quá nhiều áp lực đè lên vai họ và thậm chí họ mất động lực làm bất cứ việc gì. Vì điều đó bắt buộc phải có sự vào cuộc của nhà nước chính quyền địa phương nơi các nhà máy, khu công nghiệp xây dựng và hoạt động như: Tuyên truyền động viên là điều không thể thiếu tới những công nhân đang trong giai đoạn khủng hoảng này. Cho họ những gợi ý về những công việc ở các nhà máy, khu công nghiệp khác vẫn còn hoạt động sản xuất thủ công và muốn tuyển nhân công. Luôn yêu cầu bản thân họ “hãy cố gắng hơn nữa”, tự thân vận động, cố gắng học hỏi nhiều hơn, nâng cao tay nghề tạo ra những sản phẩm tốt khi  xin được việc ở nhà máy, khu công nghiệp mới. Hỗ trợ nhiệt tình nếu gia đình công nhân mong muốn kinh doanh, buôn bán, mở quán hoạt động trên địa bàn.

Về công đoàn lao động phải luôn bám sát, theo dõi chặt chẽ nếu nhà máy, khu công nghiệp nào trốn nợ, trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ đóng bảo hiểm mà pháp luật quy định… để cùng phối hợp với chính quyền thực hiện răng đe, cảnh báo. Các nhà máy, khu công nghiệp tự ý sa thải công nhân khi họ có hợp đồng lao động thì phải bồi thường cho công nhân theo những điều khoản của hợp đồng lao động quy định. Có thể lập ra “quỹ hỗ trợ vay vốn” cho các công nhân, một khoảng tiền để họ và gia đình họ vượt qua thời gian khó khăn này. 

Tôi cũng biết những đề xuất khi nói ra thì dễ nhưng thực hiện là điều khó vô cùng, vì muốn làm phương án nào cũng cần 3 điều này hỗ trợ qua lại: sức người, thời gian và tiền bạc. Nhiều lúc ta phải biết chấp nhận xã hội mình đang sống, vươn lên mạnh mẽ, tự chính sức mình và đừng hy vọng dựa dẫm vào ai, như thế các bạn mới tạo ra được kỳ tích cho chính mình. “Bùng nổ xe ôm” thì cũng bùng nổ rồi đấy, mọi lúc mọi nơi đều có xe ôm không bất kể giờ giấc, cuộc sống bấp bênh, không nói trước được điều gì tương lai. Nhưng đâu đó tôi vẫn nghe được những câu chào hỏi buổi sáng của các chú tới mọi người, quán cà phê ven đường vẫn ồn ào các cuộc tranh luận, cùng nhau chia sẻ câu chuyện đời thường, rồi tiếp tục công việc xe ôm của một ngày. 

Ms.Công nhân

4.8 (298 đánh giá)
Nạn "xe ôm" bùng nổ, vì đâu đến nỗi? Nạn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 213

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 613

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 439

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

Trong các doanh nghiệp sản xuất, PQC là một vị trí công việc thuộc bộ phận kiểm soát chất lượng. Vậy bạn có biết PQC là gì? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn...

21.09.2023 36705