Quản Đốc Là Gì? 3 nguyên tắc vàng giúp bạn trở thành một Quản đốc giỏi
16.01.2018 4148 bientap
Quản Đốc là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp. Vậy bạn có biết Quản Đốc Là Gì? Bài viết được Tuyencongnhan.vn chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm câu câu trả lời.
► Quản Đốc Là Gì?
Quản Đốc (Production Manager/ Head Foreman) là người đứng đầu quản lý một xưởng sản xuất trong các nhà máy - xí nghiệp, nên còn được gọi với những tên gọi cụ thể hơn là: Quản đốc sản xuất, Quản đốc xưởng.
Quản đốc là người chịu trách nhiệm điều phối, giám sát hoạt động sản xuất của xưởng quản lý theo nhiệm vụ được giao. Tính chất công việc của vị trí này đòi hỏi người Quản đốc phải có kỹ năng quản lý con người, quản lý chất lượng sản phẩm và có khả năng xử lý, giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh…
► 3 nguyên tắc vàng giúp bạn trở thành một Quản đốc giỏi
- Tạo dựng được sự tin cậy giữa cấp trên và cấp dưới
Người quản đốc được xem như là một “chiếc cầu nối” giữa ban lãnh đạo của nhà máy và công nhân, cho nên, muốn làm tốt công việc này, bạn cần phải tạo dựng được sự tin cậy giữa cấp trên và cấp dưới. Một mặt, bạn phải biết cách lắng nghe cấp trên nói và xử lý thông tin có hiệu quả; mặt khác, bạn cần phải giúp đỡ, hỗ trợ công nhân để họ phát triển các kỹ năng, tăng năng suất – hiệu quả công việc. Quản đốc cần phải biết cách trao quyền cho công nhân ở mức độ cho phép để họ được làm việc với tâm thế thoải mái nhất và luôn sẵn sàng làm việc hết mình vì mục tiêu chung.
Tìm hiểu thêm: Quản đốc sản xuất hưởng mức lương hấp dẫn
- Phân công công việc hợp lý
Làm sao để phân công công việc thật hợp lý, “đúng người đúng việc” là điều mà các Quản đốc cần phải quan tâm. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, bạn cần phải biết được những thế mạnh của công nhân để giao những công việc phù hợp cho họ, cùng với đó là những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Khi công việc được phân công hợp lý sẽ giúp người Quản đốc quản lý tốt hiệu quả công việc của xưởng sản xuất.
- Áp dụng phương pháp quản lý phù hợp với từng kiểu công nhân
Một Quản đốc giỏi là người có kỹ năng quan sát tốt, nắm được đặc điểm, phong cách làm việc của các công nhân để từ đó có cách ứng xử, phân công công việc hợp lý.
+ Với kiểu công nhân có kỹ năng yếu, không siêng làm, Quản đốc cần:
- Hướng dẫn công việc rõ ràng, theo dõi quá trình làm việc.
- Khen ngợi khi công nhân làm việc tốt.
- Phản hồi khi công nhân phạm lỗi.
- Áp dụng biện pháp kỷ luật nếu liên tục sai phạm.
+ Với kiểu công nhân có kỹ năng yếu nhưng làm việc nhiệt tình, Quản đốc cần:
- Hướng dẫn công việc rõ ràng, không phân công cho họ những công việc quá khó.
- Bố trí nhân viên kèm cặp, hỗ trợ.
- Khen ngợi khi họ làm tốt; thường xuyên khuyến khích, động viên.
- Nếu họ mắc lỗi thì phản hồi nhẹ nhàng.
+ Với kiểu công nhân có kỹ năng tốt nhưng làm biếng, Quản đốc cần:
- Thể hiện rõ quan điểm biết năng lực làm việc của họ nhưng không hài lòng với cung cách làm việc này.
- Chú ý quan sát, khen ngợi khi họ có tiến bộ.
- Khuyến khích họ nhiệt tình làm việc để hưởng nhiều chính sách đãi ngộ tốt hơn.
- Chỉ áp dụng hình thức kỷ luật khi không giải quyết được bằng hình thức đối thoại cởi mở.
+ Với kiểu công nhân có kỹ năng tốt và nhiệt tình, Quản đốc cần:
- Thể hiện rõ sự hài lòng về thái độ, tác phong làm việc của họ.
- Thử thách công nhân những công việc có độ phức tạp cao hơn.
- Tạo cơ hội để họ tham gia giải quyết, quyết định các công việc.
- Khi công nhân có nhiều sáng kiến, đóng góp quan trọng, hãy đề nghị để họ được thăng tiến đảm nhận những vị trí công việc cao hơn.
Xem thêm: Bạn biết gì về tiêu chuẩn ISO, ISO là gì, ISO 9001 là gì?
Ms.Công nhân