8 sai lầm trong quản lý doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần tránh
30.12.2017 2264 trangthunb93
Các lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn có thể trở thành những “nhà cầm quân giỏi” nếu luôn đưa ra những quyết định đúng đắn và tránh 8 sai lầm phổ biến sau đây trong quản lý doanh nghiệp…
Không trao quyền cho nhân viên
Một trong những chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh thành công là người lãnh đạo phải biết cách trao quyền hiệu quả. Người lãnh đạo không thể vì lo sợ nhân viên không làm được việc mà ôm đồm mọi thứ vào mình. Đấy là điều sai lầm. Vì thế, hãy chọn nhân sự phù hợp và trao cho họ thẩm quyền cần thiết để giải quyết công việc tốt nhất.
Không thiết lập các mục tiêu cho nhân viên
Mục tiêu trong công việc chính là tiêu chí để đánh giá kết quả làm việc của nhân viên. Vậy nên mỗi vị trí công việc trong doanh nghiệp đều cần phải có các mục tiêu cụ thể để đo lường được hiệu quả công việc. Một điều cần lưu ý là mục tiêu cá nhân phải đảm bảo hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Dùng những giải pháp “đốt cháy giai đoạn”
Khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra trong doanh nghiệp, ở vai trò là một người lãnh đạo, bạn cần phải bàn bạc với nhân viên của mình để tìm ra những giải pháp xử lý hiệu quả nhất – có thể tốn nhiều thời gian hơn nhưng hiệu quả mang lại sẽ tốt hơn – cần tránh những giải pháp “đốt cháy giai đoạn” vì về lâu dài nó có thể tác động xấu đến doanh nghiệp
Tìm hiểu thêm: Nghệ thuật quản lý nhân sự lãnh đạo doanh nghiệp cần biết
Không chú trọng công tác truyền thông
Truyền thông xã hội, truyền thông nội bộ… là công việc bắt buộc mà những doanh nghiệp muốn thành công cần phải làm tốt trong thời buổi hiện nay. Việc truyền thông tốt không chỉ giúp doanh nghiệp gắn kết được nhân viên trong nội bộ mà còn giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp.
Không khuyến khích nhân viên học hỏi
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ luôn biết cách khuyến khích, tạo điều kiện, môi trường để nhân viên được học hỏi – khắc phục những sai lầm, làm việc với tâm thế không ngại chấp nhận những rủi ro. Nếu không làm được điều này thì chính người lãnh đạo đang kìm hãm sự phát triển của nhân viên và của cả doanh nghiệp.
Ngại thay đổi
Ở vị thế là những người đứng đầu doanh nghiệp, bạn không nên vì tâm lý ngại thay đổi mà giữ mọi thứ trong “vùng an toàn”. Trong khi các đối thủ khác không ngừng thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường còn doanh nghiệp của bạn chỉ mãi “dậm chân tại chỗ” thì sớm muộn gì cũng sẽ “hụt hơi” trên thương trường. Một nhà lãnh đạo giỏi cần phải biết cách dự báo những thay đổi đang đến và lập kế hoạch để thực hiện thay đổi một cách tốt nhất
Không tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên
1/3 cuộc sống của nhân viên gắn liền với nơi làm việc, nếu lãnh đạo doanh nghiệp không tạo được môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên thì khó đòi hỏi công việc có được hiệu quả cao. Với tâm lý của một người nhân viên, họ luôn cần một nơi làm việc thú vị, vui vẻ để phát huy được hết khả năng của mình.
Không khen thưởng
Mọi nhân viên đi làm đều mong muốn những cống hiến, nỗ lực của họ sẽ được công ty ghi nhận. Sự ghi nhận đó cần phải được thể hiện bằng những lời khen kịp thời, những phần thưởng đúng lúc. Nhà lãnh đạo làm tốt công tác này sẽ giúp nhân viên có tinh thần – hiệu suất làm việc tốt hơn và gia tăng lòng trung thành với doanh nghiệp.
Xem thêm: 5 sai lầm chi tiêu ở độ tuổi 20+ bạn cần tránh để không rơi vào tình trạng càng già càng nghèo
Ms.Công nhân