Quy định về kinh phí và đoàn phí công đoàn mới nhất người lao động cần biết
09.08.2017 3600 bientap
Với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thì những khái niệm “kinh phí – đoàn phí công đoàn” đã không còn quá xa lạ. Vậy bạn có biết kinh phí, đoàn phí công đoàn hiện nay được quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu điều này cùng Tuyencongnhan.vn.
► Kinh phí công đoàn
- Đối tượng đóng: Doanh nghiệp (Doanh nghiập không thành lập tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn)
- Mức đóng: 2% từ quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Phương thức đóng: mỗi tháng một lần vào thời điểm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Với doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở thì 65% tiền kinh phí công đoàn do tổ chức công đoàn của doanh nghiệp quản lý, 35% tiền kinh phí công đoàn còn lại nộp lên công đoàn quận/ huyện.
- Với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì 65% tiền kinh phí công đoàn nộp lên Liên đoàn lao động quận (huyện) để chi cho công tác công đoàn của chính doanh nghiệp này và 35% còn lại nộp lên cấp công đoàn nhà nước.
- Doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn sẽ bị phạt tiền từ 12% - dưới 15% tổng số tiền phải đóng nhưng không quá 75 triệu đồng.
- Doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng sẽ bị phạt tiền từ 18% - 20% từ tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn nhưng không quá 75 triệu đồng.
► Đoàn phí công đoàn
- Đối tượng đóng: người lao động là đoàn viên. (Người lao động không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn)
- Mức đóng: hàng tháng, người lao động sẽ trích 1% từ mức tiền lương làm cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội để đóng đoàn phí công đoàn. Với lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước thì mức đóng đoàn phí công đoàn là 1% từ mức lương thực nhận, sau khi đã khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân.
- Phương thức đóng: người lao động sẽ đóng trực tiếp cho tổ chức công đoàn của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp chủ động chuyển từ lương của người lao động.
- Lưu ý:
-
Đoàn viên công đoàn trong thời gian hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 1 tháng trở lên không phải đóng đoàn phí công đoàn.
-
Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 1 tháng trở lên, không có tiền lương không phải đóng đoàn phí công đoàn.
- Với doanh nghiệp đã thành lập tổ chức công đoàn cơ sở thì 60% tiền đoàn phí công đoàn sẽ do cấp công đoàn doanh nghiệp quản lý, 40% đoàn phí nộp về công đoàn quận/ huyện.
► Sử dụng tiền công đoàn
Tiền kinh phí và đoàn phí công đoàn sẽ được các tổ chức công đoàn chi vào việc:
- Tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.
- Tổ chức các hoạt động chăm lo cho người lao động vào dịp lễ, tết…
- Trợ cấp, thăm hỏi người lao động khi ốm đau, hoạn nạn, khó khăn…
- Khen thưởng người lao động, con của người lao động đạt thành tích cao trong học tập, công tác.
- Tổ chức các hoạt động phát triển đoàn viên công đoàn, xây dựng công đoàn vững mạnh.
- Trả lương cán bộ công đoàn; chi cho hoạt động đào tạo – bồi dưỡng cán bộ công đoàn ưu tú…
Xem thêm: Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017 người lao động cần biết
Ms. Công nhân