Quy trình làm việc chuẩn của người lái xe

02.01.2019 7101 hongthuy95

Vieclamnhamay.vn đã từng chia sẻ rất nhiều bài về kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức hay kinh nghiệm lái xe an toàn – những phần việc lái xe tải cần làm trước mỗi chuyến đi. Tuy nhiên, để những ai quan tâm và có ý định tìm việc lái xe dễ hình dung các nhiệm vụ, phần việc sẽ làm, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn quy trình làm việc chuẩn của người lái xe để bạn tham khảo

quy trình làm việc chuẩn của người lái xe
Bạn đã nắm được quy trình làm việc chuẩn của người lái xe?

Mỗi doanh nghiệp hay cá nhân mỗi lái xe có thể sẽ có quy trình làm việc không giống nhau hoặc có nhưng thứ tự các bước có thể linh hoạt thay đổi. Tuy nhiên, dù bắt đầu hay kết thúc như thế nào thì người lái xe chuyên nghiệp cũng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình các bước cơ bản sau đây:

Công tác chuẩn bị

- Nắm vững kế hoạch vận chuyển

Nắm vững nhiệm vụ, kế hoạch vận chuyển là công việc đầu tiên mà mọi lái xe cần tuân thủ trước mỗi chuyến đi. Sẽ thế nào nếu như xe đã khởi động máy nhưng bản thân lái xe không biết hôm nay hàng sẽ được chở đến đâu hay đi đâu để đón/ trả khách…

- Đối với vận tải hàng hóa: lái xe cần nhớ rõ nhiệm vụ ghi trong giấy đi đường; xác định điều kiện vận chuyển; lường trước những khó khăn có thể gặp phải để đề ra biện pháp phòng tránh và thực hiện

- Đối với vận tải hành khách: lái xe cần nắm vững tuyến đường và lịch chạy xe theo tuyến; các điểm dừng đỗ; giờ cấm xe vào thành phố; giá vé qua các trạm thu phí (nếu có)…

- Kiểm tra an toàn chất lượng xe

Đây là phần việc bắt buộc lái xe cần thực hiện trước mỗi chuyến đi để đảm bảo xe đang trong tình trạng hoạt động tốt. Cụ thể, bạn cần kiểm tra các thiết bị chiếu sáng có hoạt động và chiếu sáng tốt không; còi xe có kêu không; bộ cần gạt nước có gạt ổn định, trơn tru không; gương chiếu hậu có được canh để đúng vị trí không; kiểm tra hoạt động của hệ thống lái, hệ thống phanh, ga; lắng nghe tiếng động cơ làm việc lần lượt ở các chế độ, đảm bảo vận hành trơn tru, êm… Trường hợp phát hiện hư hỏng hay tiềm ẩn trục trặc thì cần tiến hành kiểm tra kỹ để có hướng điều chỉnh, sửa chữa kịp thời. Tuyệt đối không được khởi hành khi xe không đảm bảo an toàn.

quy trình làm việc chuẩn của người lái xe
Lái xe cần tiến hành kiểm tra chất lượng kỹ thuật của xe trước chuyến đi để đảm bảo an toàn

- Chuẩn bị vật tư và các nhu cầu thiết yếu

Tùy theo nhiệm vụ vận chuyển sắp thực hiện mà lái xe chuẩn bị các vật tư hay các nhu cầu thiết yếu phục vụ cho hành khách hoặc cho xe. Tuy nhiên, một số thứ lái xe bắt buộc phải luôn mang theo trên xe để phòng sự cố bất ngờ như bộ đồ nghề sửa chữa, nhiên liệu dự trữ, lốp dự phòng (nếu được), hộp sơ cứu cá nhân, đồ ăn nhẹ, nước uống, đèn pin…

- Chuẩn bị các loại giấy tờ

Hãy chắc chắn rằng bạn đã mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết trước khi khời hành, bao gồm: bằng lái xe, giấy đăng ký xe, giấy bảo hiểm và giấy chứng nhận kiểm định của xe, giấy phép lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có)…

(Tham khảo bài viết chi tiết: Tại đây!)

- Nắm bắt thông tin về chuyến đi

- Đối với vận tải hàng hóa: lái xe cần biết tên và thông tin chủ hàng, người nhận hàng, loại hàng vận chuyển, quy cách và khối lượng hàng, thời gian đi đến, các yêu cầu bảo quản và xếp dở, giá cước vận chuyển…

- Đối với vận tải hành khách: lái xe cần biết lộ trình chi tiết chuyến đi, thời gian di chuyển, thông tin người đại diện, số lượng hành khách…

Thực hiện nhiệm vụ vận tải

- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa hay hành khách

- Đối với vận tải hàng hóa: lái xe phải đến điểm lấy hàng, làm thủ tục nhận và xếp hàng hóa – trả và dỡ hàng đúng địa chỉ, đúng thời gian ghi trong giấy gửi hàng – hàng phải đảm bảo chất lượng như ban đầu, không trầy xước, bể vỡ hay biến dạng…

- Đối với vận tải hành khách: lái xe phải đến điểm đón khách, kiểm tra số lượng khách và xếp khách lên xe, ổn định chỗ ngồi cho khách trước khi cho xe chuyển bánh đến điểm trả khách theo quy định – đảm bảo an toàn tính mạng và hành lý cho tất cả các hành khách trên xe.

quy trình làm việc chuẩn của người lái xe
Lái xe cần nắm rõ thông tin chuyến đi, đảm bảo hàng hóa/ hành khách được trả đúng nơi quy định

- Sắp xếp, tổ chức nơi nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khỏe

- Lái xe phải lên kế hoạch từ trước về thời gian dừng xe nghỉ ngơi - địa điểm ăn uống, ngủ nghỉ để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và hành khách trên xe (nếu có)

- Giải quyết các sự cố phát sinh trên đường vận chuyển

Lái xe cần có kỹ năng ứng phó và xử lý với các trường hợp là sự cố phát sinh trên đường vận chuyển như hàng bị cháy/ cướp, hành khách gặp vấn đề về sức khỏe, tai nạn giao thông, thiên tai, ùn tắc giao thông gây trễ giờ, trật tự an toàn trên xe… Chẳng hạn:

- Trường hợp có hành khách gặp vấn đề sức khỏe: lái xe cần thực hiện các biện pháp cấp cứu tại chỗ khi cần, đặc biệt chú ý khi vận chuyển người ốm, người có thương tật hay trẻ em; nếu việc cấp cứu không đạt hiệu quả, lái xe cần đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất; trường hợp người bệnh không thể tiếp tục đi được, lái xe phải làm thủ tục nhập viện cho họ nếu họ không có người thân.

- Trường hợp xe gặp tai nạn giao thông: lái xe phải tìm cách cứu chữa và báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất để giúp đỡ - phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật - bảo vệ chu đáo hành lý của người bị nạn nếu có

- Trường hợp gặp thiên tai gây tắc đường ở khu vực bến xe và trên tuyến thì ngừng vận chuyển cho đến khi có thông báo cho phép đi mới được tiếp tục hoạt động

Kết thúc chuyến đi

- Kiểm tra xe sau chuyến đi

- Sau khi hoàn thành chuyến vận chuyển hoặc sau một ngày làm việc, lái xe cần tiến hành kiểm tra toàn bộ xe trước khi cho vào nơi đỗ hoặc garage. Phải chắc chắn rằng tất cả các bộ phận của xe đều vẫn hoạt động tốt và ổn định, nhất là hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống truyền lực, lốp, còi, đèn… Nếu phát hiện hư hỏng phải kịp thời sửa chữa ngay để giảm tiêu hao nhiên liệu và đảm bảo an toàn cho những chuyên đi sau.

- Tổng hợp tình hình sau chuyến đi, giải quyết các tồn đọng

- Lái xe cần kiểm tra lại các công việc của chuyến vận chuyển đã thực hiện, nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời với lãnh đạo những vấn đề phát sinh trong quá trình vận tải để có hướng xử lý kịp thời

- Ghi chép giấy đi đường, kiểm tra và ký các giấy tờ liên quan đến quá trình vận chuyển - nộp cho bộ phận hoặc đơn vị có liên quan.

- Tuân thủ lịch bảo hành bảo dưỡng xe đúng định kỳ

quy trình làm việc chuẩn của người lái xe
Lái xe cần ghi chép đầy đủ các loại giấy tờ liên quan sau mỗi chuyến đi làm căn cứ đánh giá chung

Dù là lái xe mới vào nghề hay đã có vài năm kinh nghiệm cầm vô lăng thì cũng nên tuân thủ quy trình làm việc trên để đảm bảo độ an toàn - uy tín - chất lượng cho mọi chuyến hành trình, mang đến sự hài lòng cao cho khách hàng và cấp trên, ổn định công việc, tăng thu nhập và cơ hội thăng tiến trong nghề.

Ms. Công nhân

4.5 (575 đánh giá)
Quy trình làm việc chuẩn của người lái xe Quy trình làm việc chuẩn của người lái xe

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Người ta hay nói “thương thay phận má hồng”, ý bảo số phụ nữ khổ cực hơn đàn ông. Bỏ qua những chị em cá tính, mạnh mẽ, chị em chúng tôi dành nhiều sự...

04.03.2025 888

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

“Làm công nhân thì đã sao? Công nhân mà lương cả chục triệu một tháng thì hơn cả khối việc văn phòng. Tôi làm công nhân, nghề da giày, tuần nghỉ 1 ngà...

04.03.2025 800

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Được ưu ái gọi là “phái yếu”, “phái đẹp” là thế nhưng không ít chị em phụ nữ đang phải gồng gánh cuộc sống với áp lực cơm áo gạo tiền mỗi ngày. Họ bươ...

04.03.2025 1026

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Khi nhà máy mọc lên ngày càng nhiều, các doanh nghiệp quy mô xuất hiện ngày càng đông thì nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng lớn, nhất là nhóm LĐPT. Bắt nh...

26.02.2025 280