Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

14.03.2024 498 hongthuy95

Doanh nghiệp (DN) triển khai tuyển dụng và tổ chức sản xuất - kinh doanh theo luật định đều phải tạo sổ quản lý lao động. Vậy sổ quản lý lao động là gì? Sổ quản lý lao động gồm những nội dung gì? Có bắt buộc phải tạo sổ quản lý lao động? Mẫu sổ quản lý lao động chuẩn ra sao?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

sổ quản lý lao động và những điều cần biết

Sổ quản lý lao động là gì?

Sổ quản lý lao động là hồ sơ được chủ DN, NSDLĐ lập để theo dõi tình hình tuyển dụng và quản lý lao động tại doanh nghiệp đó, nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật cũng như kiểm soát chất lượng, hiệu quả công việc của từng lao động, làm cơ sở để khen thưởng hay xử lý kỷ luật khi cần.

Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử tùy theo lựa chọn của DN.

Sổ quản lý lao động gồm những nội dung gì?

Pháp luật hiện chưa có quy định cụ thể về mẫu sổ quản lý lao động, tuy nhiên, khi sổ được lập cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung chính gồm:

- Thông tin cá nhân của NLĐ, như: tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ chuyên môn, sức khỏe hiện tại, vị trí việc làm, bậc trình độ kỹ năng nghề…

- HĐLĐ đã giao kết giữa 2 bên, trong đó có thông tin về loại HĐ, mức lương và chế độ đãi ngộ cụ thể, các khoản phụ cấp nếu có, thời hạn của HĐ

- Hồ sơ nhân viên, gồm: đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, quyết định tiếp nhận hoặc bổ nhiệm nhân viên

- Kết quả đánh giá hiệu suất làm việc, khen thưởng, kỷ luật của nhân viên nếu có

- Thông tin thanh toán lương, thuế TNCN nếu có

- Các thỏa thuận, cam kết khác nếu có có liên quan đến nghĩa vụ của NLĐ và trách nhiệm của DN.

Sổ quản lý lao động cần được lập - duy trì và cập nhật định kỳ để đảm bảo tính chính xác và phù hợp của thông tin, phục vụ cho mục đích giải trình với cơ quan chức năng, giải quyết tranh chấp pháp lý về quyền lợi của NLĐ cũng như quản lý nhân viên hiệu quả, chất lượng…

Có bắt buộc tạo sổ quản lý lao động?

Luật không ban hành một mẫu sổ quản lý lao động chuẩn và bắt buộc DN, NSDLĐ phải tuân thủ nhưng có quy định về việc tạo và quản lý sổ quản lý lao động của DN. Nghĩa là, việc tạo sổ là bắt buộc.

Sổ quản lý lao động được tạo khi nào?

Theo quy định, DN phải lập sổ quản lý lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời, việc lập sổ còn phải được thực hiện tại nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN.

sổ quản lý lao động và những điều cần biết
Lập sổ quản lý lao động giúp quản lý nhân viên hiệu quả hơn

Mẫu sổ quản lý lao động tham khảo

Xin nhắc lại là luật không ban hành mẫu sổ quản lý lao động và bắt buộc DN phải lưu hành. Nghĩa là, DN có thể chủ động tạo sổ quản lý lao động theo ý muốn và mục đích riêng nhưng cần đảm bảo thể hiện được những nội dung cơ bản đã nêu như trên.

Trường hợp chưa tìm được mẫu sổ quản lý lao động vừa ý thì có thể tham khảo mẫu này của Vieclamnhamay.vn:

sổ quản lý lao động và những điều cần biết
.

Xem chi tiết và tải mẫu sổ quản lý lao động

DN không tạo sổ quản lý lao động bị xử lý thế nào?

Theo quy định, DN, NSDLĐ sẽ phải xuất trình sổ quản lý lao động khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Nếu không xuất được sẽ bị coi là vi phạm quy định của luật và bị xử phạt hành chính với lỗi không lập sổ hoặc có sổ nhưng không xuất trình.

Tương ứng với từng lỗi vi phạm sẽ quy định mức xử phạt kèm theo. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với DN vi phạm 1 trong các hành vi: không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định; không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin của NLĐ vào sổ quản lý lao động kể từ ngày NLĐ bắt đầu làm việc; không xuất trình sổ quản lý lao động khi được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với DN vi phạm 1 trong các hành vi: không lập sổ hoặc có lập nhưng không đúng thời hạn quy định, hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản trong sổ theo quy định.

Lưu ý: mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ được nhân lên 2 lần tương ứng với từng trường hợp.

Cùng với Nội quy lao động, Sổ quản lý lao động thật sự hữu ích, giúp DN quản lý nhân viên hiệu quả và chất lượng hơn, đồng thời đảm bảo tuân thủ đầy đủ và chính xác các quy định của luật.

(Theo Luật Việt Nam)

4.5 (405 đánh giá)
Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưởng

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưở...

Một đơn hàng nhận từ đối tác sẽ được phân xưởng lên kế hoạch và triển khai sản xuất chi tiết. Theo đó, từng bộ phận, vị trí sẽ tiến hành thực hiện nhi...

18.11.2024 107

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Mọi nhà máy, phân xưởng đều nỗ lực tìm kiếm và gia tăng đơn hàng để tăng gia sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận. Người lao động vì thế cũng được hư...

30.10.2024 112

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nhiều người chỉ muốn được nhận lương cố định hàng tháng theo thỏa thuận trong khi số khác lại yêu cầu chi trả lương dựa trên tổng sản phẩm đạt chuẩn l...

29.10.2024 114

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu mức thuế phải đóng theo quy định. Chiến lược giảm thuế vì thế mà cần thiết và cực kỳ quan trọng. Vậy chiến lược giảm...

26.09.2024 158