Tại sao nhân viên mới “chưa ấm chỗ đã nghỉ việc”?

23.11.2020 2269 hongthuy95

Bạn là HR và vẫn đang loay hoay tìm kiếm “chân ái” lý tưởng cho vị trí A, chức vụ B? Bạn hoang mang chưa hiểu tại sao đã sàng lọc kỹ lưỡng nhưng ứng viên tuyển được vẫn “dứt áo ra đi” không rõ nguyên nhân thật sự? Đọc ngay 3 lý do phổ biến khiến nhân viên mới “chưa ấm chỗ đã nghỉ việc” dưới đây để tự đánh giá tình trạng.

tại sao nhân viên mới "chưa ấm chỗ đã nghỉ việc"
Bạn có biết tại sao nhân viên mới nhận việc đã dứt áo ra đi?

Như thế nào là “chưa ấm chỗ đã nghỉ việc”?

- Là nhân viên A vừa “săn” về được cho là “có tiềm năng phát triển” lại xin rời khỏi công ty chỉ sau 1 tuần làm việc với lý do “bận việc cá nhân”

- Là ứng viên B nỗ lực vượt qua 3 vòng phỏng vấn để được trở thành nhân viên thử việc nhưng lại lặng lẽ rút đi ngay sau ngày làm việc đầu tiên

- Là Tổ trưởng C vừa hoàn thành 1 tháng thử việc nhưng từ chối ký hợp đồng lao động chính thức vì lý do riêng

- Là công nhân D đã là nhân sự chính thức của công ty nhưng đột nhiên nộp đơn nghỉ việc mà không cần suy nghĩ lại dù công ty thỏa thuận tăng lương vào tháng sau

- … Và rất nhiều những trường hợp tương tự vậy đang diễn ra tại các doanh nghiệp.

Nhân viên mới nghỉ việc mang đến nguy hại gì?

Đừng nghĩ khi nhân viên mới nghỉ việc thì doanh nghiệp chỉ cần tuyển lại là được. Lầm rồi! Đó được coi là thất bại trong nghiệp vụ tuyển dụng nói riêng và quản trị nhân sự nói chung bởi mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn bạn tưởng:

- Đánh mất nhân viên dày công tìm kiếm ngay từ những ngày đầu mới có “điểm chạm”

- Ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch kinh doanh, sử dụng nhân sự của đội nhóm, bộ phận

- Khiến doanh nghiệp tiêu tốn chi phí và hao tổn thời gian, nhân sự cho quy trình tuyển dụng mới cũng như quá trình đào tạo tiếp theo

- Có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền, ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên khác, làm lung lay hoặc hình thành ý định nghỉ việc trong họ

- Tác động tiêu cực đến thương hiệu, hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp

tại sao nhân viên mới "chưa ấm chỗ đã nghỉ việc"
Công việc thực tế, văn hóa doanh nghiệp không như mong đợi khiến nhân viên mới "shock"

Tại sao nhân viên mới “chưa ấm chỗ đã nghỉ việc”?

Có vô số lý do để một người có suy nghĩ và quyết định nghỉ việc, dù trước đó đã rất vui mừng khi nhận được thông báo trúng tuyển. Bỏ qua những nguyên nhân xuất phát từ phía ứng viên như lười việc, trình độ và kỹ năng không đáp ứng yêu cầu công việc… thì những lý do sau đây từ phía doanh nghiệp khiến một nhân viên mới sẵn sàng “dứt áo ra đi”:

+ Điều kiện làm việc thực tế không như tưởng tượng

Hầu hết mọi HR đều cố gắng trau chuốt để đăng tải một tin tuyển dụng hấp dẫn, nhất là mục giới thiệu doanh nghiệp và đãi ngộ cho nhân viên. Cộng thêm những trao đổi “có cánh” trong buổi phỏng vấn càng khiến ứng viên “mơ” về môi trường làm việc lý tưởng.

Tuy nhiên, khi chính thức trải nghiệm, họ chợt nhận ra thực tế không hề “đẹp đẽ” đến vậy. Nhân viên mới tiềm năng sẽ ngay lập tức nảy sinh ý nghĩ rời đi. Lúc này, môi trường làm việc không phù hợp, công việc đảm nhận không đúng như bản mô tả và trao đổi chính là lý do dẫn đến quyết định “dứt áo ra đi của họ”, kết thúc sớm để không lãng phí thời gian và công sức.

+ “Shock” văn hóa doanh nghiệp

Tổ chức nhân sự, cơ cấu phòng ban, cách thức hoạt động, quy trình làm việc, môi trường/ văn hóa làm việc ở mỗi doanh nghiệp không giống nhau. Điều này giải thích tại sao một nhân viên mới dù nhận chức Trưởng phòng hay nhận việc nhân viên đều cần thời gian làm quen và muốn được hỗ trợ. Thêm nữa, có người trước đó quen làm việc độc lập nay sang công ty mới phải bắt đầu teamwork nhiều; hay có người vốn quen “cầm tay chỉ việc” thì lại đột nhiên phải “tự bơi” tại chỗ làm mới… Sẽ có người rơi vào trạng thái “không hiểu mình đang làm gì ở đây”, “mình cần làm gì lúc này”, “mình sẽ tìm đến ai khi cần giúp đỡ”… Khi nơi làm việc mới không có động thái hay hoạt động gì thể hiện sự chào đón người mới, giúp người mới hòa nhập, nhiều nhân viên trúng tuyển sẽ có nguy cơ bị “shock” văn hóa. Khi đó, việc vừa loay hoay tự tập làm quen với môi trường mới, vừa cố gắng chứng tỏ năng lực bản thân trong thời gian thử việc sẽ tạo nên áp lực không nhỏ. Ai không chịu nỗi sẽ stress ngay. Và việc họ ra đi chỉ là sớm hay muộn.

+ Không nhìn thấy tương lai sự nghiệp

Nhiều tin tuyển dụng hứa hẹn lộ trình thăng tiến hấp dẫn để chiêu dụ ứng viên giỏi. Thế nhưng, thực tế lại không rõ ràng như vậy. Để tạo động lực làm việc, ngoài lương, thưởng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn, tương lai sự nghiệp là điều thu hút nhân sự nỗ lực hoàn thiện và cống hiến. Nhiều người thậm chí lấy cột mốc thăng tiến làm thước đo cho quá trình làm việc hiệu quả của bản thân. Vì vậy, khi quá mù mờ về cơ hội phát triển sau này tại công ty mới, không ít người rời đi để tìm kiếm điều này tại doanh nghiệp khác.

tại sao nhân viên mới "chưa ấm chỗ đã nghỉ việc"
Stress, áp lực công việc, không thăng tiến... cũng đưa nhiều người đến quyết định nghỉ việc

Ngoài ra, cũng có những lý do khác làm giảm đến triệt tiêu ý định và mong muốn gắn bó với doanh nghiệp của nhân viên, dù đã cống hiến từ vài tháng đến trên dưới 1 năm. Chẳng hạn như: công việc nhàm chán, quản lý yếu kém, stress vì áp lực công việc quá nhiều, không được đánh giá đúng và công nhận năng lực…

Ms. Công nhân

2 Phương pháp tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất

4.2 (12 đánh giá)
Tại sao nhân viên mới “chưa ấm chỗ đã nghỉ việc”? Tại sao nhân viên mới “chưa ấm chỗ đã nghỉ việc”?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưởng

Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưở...

Một đơn hàng nhận từ đối tác sẽ được phân xưởng lên kế hoạch và triển khai sản xuất chi tiết. Theo đó, từng bộ phận, vị trí sẽ tiến hành thực hiện nhi...

18.11.2024 237

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Gọi tên 02 phương thức sản xuất hiện có trong nhà máy, xí nghiệp

Mọi nhà máy, phân xưởng đều nỗ lực tìm kiếm và gia tăng đơn hàng để tăng gia sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận. Người lao động vì thế cũng được hư...

30.10.2024 208

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nên hay không thỏa thuận trả lương theo sản phẩm cho người lao động?

Nhiều người chỉ muốn được nhận lương cố định hàng tháng theo thỏa thuận trong khi số khác lại yêu cầu chi trả lương dựa trên tổng sản phẩm đạt chuẩn l...

29.10.2024 182

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu mức thuế phải đóng theo quy định. Chiến lược giảm thuế vì thế mà cần thiết và cực kỳ quan trọng. Vậy chiến lược giảm...

26.09.2024 233