Chi tiết quá trình chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất trong phân xưởng
18.11.2024 163 hongthuy95
Một đơn hàng nhận từ đối tác sẽ được phân xưởng lên kế hoạch và triển khai sản xuất chi tiết. Theo đó, từng bộ phận, vị trí sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ được phân công. Vậy chi tiết phân công triển khai sản xuất trong xưởng may thế nào? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Quá trình chuẩn bị sản xuất trong phân xưởng
Mỗi bộ phận, vị trí trong phân xưởng sẽ đảm nhận một hay một số nhiệm vụ liên quan. Cụ thể:
+ Phòng Kỹ thuật - Quản lý chất lượng
- Tiếp nhận, nghiên cứu và xem xét tài liệu đơn hàng của khách hàng chuyển giao từ phòng sản xuất hoặc phòng kinh doanh của công ty
- Bộ phận nghiên cứu mẫu sau khi tiếp nhận đơn hàng tiến hành dịch tài liệu sang tiếng Việt (nếu cần) và nghiên cứu quy cách may, tiêu chuẩn kỹ thuật…
- Lập bảng định mức nguyên phụ liệu (NPL) để cung cấp cho phòng kinh doanh xây dựng giá, thiết kế mẫu, nhảy size, giác sơ đồ để đưa ra định mức NPL
- Dựa vào sản phẩm mẫu, phân tích các đường may, quy cách mẫu để xác định máy móc, thiết bị của phân xưởng có đáp ứng được nhu cầu sản xuất của đơn hàng hay không
- Sau khi thoả thuận giá cả với khách hàng thì chuẩn bị công tác may mẫu
- Mẫu may xong được khách hàng duyệt gọi là mẫu đối. Dựa vào góp ý của khách hàng, phòng kỹ thuật - quản lý chất lượng cùng các bộ phận liên quan sẽ chỉnh sửa lại mẫu thiết kế, tiến hành nhảy size, giác sơ đồ, lập bảng thống kê chi tiết…
+ Phòng Kế hoạch và Kỹ thuật
- Phòng kế hoạch sau khi nhận thông tin đơn hàng sẽ cùng với các phòng ban liên quan lập kế hoạch sản xuất chi tiết
- Phòng Kỹ thuật sau khi nhận kế hoạch sản xuất sẽ tiến hành chuẩn bị: lập kế hoạch cắt, làm rập cứng, làm rập cải tiến, tính định mức phụ liệu và lập bảng màu
+ Kho nguyên liệu
- Nhận kế hoạch sản xuất, phiếu nhập kho từ phòng kế hoạch, bảng màu từ phòng kỹ thuật
- Nhập nguyên liệu
- Kiểm tra nguyên liệu
- Xuất nguyên liệu cho tổ cắt
+ Kho phụ liệu
- Nhận kế hoạch sản xuất, bảng màu
- Nhập phụ liệu
- Kiểm tra phụ liệu
- Xuất phụ liệu cho xưởng sản xuất
+ Tổ cắt
- Nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch, kế hoạch cắt từ kho nguyên liệu
- Xổ vải
- Trải vải và cắt
+ Tổ dán số
- Nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch, bảng màu từ phòng kỹ thuật, bán thành phẩm từ tổ cắt
- Kiểm tra bán thành phẩm (BTP) trước khi dán số
- Tiến hành đánh số, bóc tập, phối kiện
+ Xưởng sản xuất
- Nhận kế hoạch sản xuất, quy trình công nghệ, BTP, phụ liệu, bảng thiết kế chuyền
- Phổ biến triển khai đơn hàng
- Chuẩn bị và bố trí máy móc, thiết bị
- Điều động rải chuyền
- Phân phối BTP cho từng công đoạn
- Lấy dấu, gọt, lắp ráp sản phẩm
- May hoàn chỉnh sản phẩm
- Cắt chỉ và kiểm tra
- Ủi thành phẩm
- Kiểm hoá
- Đóng gói
- Đóng thùng
Quá trình phân công triển khai sản xuất trong phân xưởng
Cá nhân, đơn vị liên quan tiến hành lần lượt quy trình các bước triển khai sản xuất chi tiết sau đây:
Bước |
Cá nhân/ đơn vị thực hiện |
Nhiệm vụ |
01 |
Tổ trưởng tổ cắt |
Nhận nguyên liệu đã kiểm tra, thực hiện cắt hàng ngày |
02 |
Ban KCS, QC cắt, công nhân dán số |
Kiểm tra cắt, kiểm tra BTP |
03 |
Tổ trưởng tổ may, Tổ phó vật tư, Kỹ thuật xưởng |
Nhận kế hoạch sản xuất, BTP, phụ liệu, tài liệu kỹ thuật… Triển khai đơn hàng |
04 |
Tổ trưởng tổ may, Kỹ thuật xưởng, QC inline |
Kiểm tra công đoạn may từ khâu đầu đến khi ra thành phẩm |
05 |
Phó Giám đốc sản xuất, Nhân viên thống kê xưởng |
Theo dõi tiến độ sản xuất hàng ngày |
06 |
QC inline, kiểm hoá |
Kiểm tra thành phẩm may 100%, đo thông số thành phẩm |
07 |
Tổ hoàn tất, Công nhân giao nhận thành phẩm |
Nhận thành phẩm đạt, tài liệu kỹ thuật và phụ liệu Thực hiện ủi, báo cáo năng suất ủi |
08 |
Ban KCS, QC kiểm ủi |
Kiểm tra thông số sau khi ủi và kiểm tra ủi |
Tham khảo thêm sơ đồ quy trình sản xuất hàng may mặc chuẩn và chi tiết triển khai thực hiện
Tầm quan trọng của việc chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất
Rõ ràng, trong mọi vấn đề, việc chuẩn bị kỹ lưỡng và phân công công việc chi tiết, rõ ràng đảm bảo hiệu quả và chất lượng công việc cho cả một tổ chức lẫn từng cá nhân - từ đó, đảm bảo dự án/hợp đồng/đơn hàng đạt được mục tiêu đã giao kết, khẳng định uy tín thương hiệu và năng lực sản xuất cao.
Dưới đây là một số lý do chi tiết về tầm quan trọng của việc chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất:
- Kế hoạch rõ ràng
Chuẩn bị triển khai sản xuất giúp xác định và phác thảo kế hoạch rõ ràng cho dự án/hợp đồng. Kế hoạch này bao gồm các mốc thời gian, nhiệm vụ, nhân lực, tài nguyên và các mốc quan trọng cần thiết để đảm bảo rằng dự án diễn ra đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đã định.
- Tối ưu hoá nguồn lực
Việc phân công triển khai sản xuất cho phép phân phối nguồn lực một cách hiệu quả. Bằng cách phân chia nhiệm vụ theo nhân lực và năng lực, dự án có thể được hoàn thành với hiệu suất tối ưu và chi phí giảm thiểu.
- Quản lý rủi ro
Các rủi ro và sự chậm trễ tiềm ẩn có thể được xác định trong quá trình chuẩn bị triển khai sản xuất. Xác định sớm và lập kế hoạch cho các rủi ro này có thể giúp giảm thiểu tác động của chúng đối với dự án và đảm bảo việc giao hàng kịp thời.
- Nâng cao và cải thiện hiệu suất
Chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất giúp dự án được tiến hành hiệu quả và hiệu suất cao. Bằng cách xác định và lập kế hoạch cho những trở ngại tiềm ẩn và đảm bảo sự phối hợp và phối hợp tốt giữa các bên liên quan, dự án có thể đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và đáng kỳ vọng.
Tóm lại, chuẩn bị và phân công triển khai sản xuất là rất quan trọng trong việc đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu.
Ms. Công nhân