Vì sao công nhân nam khó xin việc? 5 giải pháp khắc phục
14.09.2022 15472 zing1502
MỤC LỤC
Sở hữu sức khỏe tốt, khả năng thích ứng nhanh với công việc, thế nhưng nhiều công nhân nam vẫn rơi vào thất nghiệp trong thời gian dài. Nguyên nhân do đâu? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Lao động nữ chiếm ưu thế
Hiện nay, theo các nhà chuyên môn thống kê được rằng lượng lao động nữ ở nhiều công ty đang có áp đảo. Ví dụ như công ty TNHH Sumidenso Việt Nam chuyên sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử với lượng lao động nam chỉ lác đác. Gần đây, công ty có gần 10.000 công nhân, trong đó 75% lao động nữ. Từ đầu năm đến nay, công ty tuyển được 210 lao động, trong đó lao động nữ chiếm tới 95%.
Công ty TNHH Uniden Việt Nam (khu công nghiệp Phúc Điền, Cẩm Giàng) cũng hiện công ty có khoảng 1.500 lao động, trong đó số lượng lao động nữ chiếm tới gần 90%.
Trung tâm Giới thiệu việc làm Hải Dương (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) có số lao động nữ đến tham gia các phiên giao dịch việc làm đông hơn. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch việc làm cũng có nhu cầu tuyển dụng lao động nữ. Ngoài ra, trung tâm này thống kê được các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nữ rất đông, chiếm khoảng 65%.
Nguyên nhân lao động nam khó xin việc
Khi được phỏng vấn, một số cán bộ tuyển dụng tại các doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều nguyên nhân khiến công nhân nam khó xin việc như sau:
1. Thiếu kiên trì, nhẫn nại
Lao động nam thường không có tính kiên trì, nhẫn nại. Họ không phù hợp với những công việc được lặp lại một cách nhàm chán như may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử,… Mặt khác, lao động nam thường chấp hành kỷ luật, thời giờ làm việc, ý thức kém hơn lao động nữ. Họ cũng không có sự gắn bó lâu dài, thường hay “nhảy” việc.
2. Thái độ không nghiêm túc
Thái độ của nhiều công nhân nam tại khu công nghiệp thường không nghiêm túc, ngồi hút thuốc lung tung và quá thời gian quy định. Có trường hợp đi làm muộn, bị cán bộ quản lý nhắc nhở, kỷ luật do vi phạm nội quy của công ty lại tỏ ra không bằng lòng và đe dọa hành hung sau giờ làm việc. Ngoài ra, không ít công nhân nam có xu hướng kích động, gây gổ đánh nhau, đồng loạt đình công tập thể v.v. Thái độ này khiến cho các doanh nghiệp phải đau đầu.
3. Một số ngành chỉ tuyển nữ
Mặc dù là công nhân may có kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn cao nhưng anh Nguyễn Thế Thành (30 tuổi) vẫn đỏ mắt tìm việc 2 tháng nay vì: “Nhiều công ty chỉ tuyển nữ chứ không tuyển nam, mà trong khi hồ sơ của tôi không thiếu thứ gì và kinh nghiệm nghề may cũng hơn 2 năm”.
Một số nghề lĩnh vực đòi hỏi tính tỉ mỉ, cẩn trọng - đức tính này chỉ phù hợp cho nữ. “Công ty chúng tôi chuyên thực hiện lắp ráp linh kiện điện tử nên cần sự cẩn thận, chăm chút, tỉ mỉ. Do đó, phần lớn lao động nữ chiếm số lượng cao hơn nam”, đại diện công ty Nasan (Quận 7, TP. HCM) cho biết.
Giải pháp tìm việc cho công nhân nam
Để giải quyết khó khăn trong quá trình tìm việc, công nhân nam có thể tham khảo một số gợi ý sau đây của Vieclamnhamay.vn như sau:
1. Lựa chọn ngành phù hợp
Nếu cứ mãi xin việc vào những ngành phù hợp cho nữ hơn nam, công nhân đang hạn chế cơ hội bản thân. Bạn có thể lựa chọn một số lĩnh vực đòi hỏi sức khỏe, chịu khó, môi trường làm việc đặc thù chỉ dành cho nam như: Dầu khí, xây dựng, điện lạnh - điện tử, rèn - hàn - cơ khí.
2. Rèn luyện tinh thần làm việc
Để khắc phục những ấn tượng xấu về công nhân nam, người lao động nên chủ động rèn luyện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, siêng năng, biết kiềm chế cảm xúc nóng giận và giải quyết tranh cãi bằng sự hòa hảo.
Bên cạnh đó, công nhân nam cũng nên trau dồi đức tính kiên nhẫn, bền bỉ làm việc ở một công ty thay vì liên tục nhảy việc sang các đơn vị khác. Để tránh tình trạng “đứng núi này trông núi nọ”, ứng viên nên tìm hiểu kỹ càng về mức thu nhập của tất cả doanh nghiệp để lựa chọn thông minh, sáng suốt nhất.
3. Trau dồi kiến thức, kỹ năng mới
Học tập thêm kiến thức, kỹ năng mới luôn là yếu tố quan trọng giúp bạn nhanh chóng nâng cao trình độ, kinh nghiệm làm việc. Nếu vẫn chưa thể tìm kiếm được công việc phù hợp, công nhân nam có thể học thêm nghề phù hợp với tính cách, nguyện vọng bản thân.
4. Chuẩn bị hồ sơ xin việc chỉnh chu, ấn tượng
Bí quyết giúp công nhân nam thoát khỏi thất nghiệp là chuẩn bị hồ sơ xin việc chỉnh chu, ấn tượng. Ngày nay, nhiều công ty thường yêu cầu ứng viên gửi CV online ngay trên trang website. Vì thế, việc trang trí, làm đẹp cho hồ sơ xin việc trực tuyến đóng vai trò quan trọng.
Nếu bạn vẫn chưa biết cách tạo CV xin việc online, hãy sử dụng chức năng “Tạo hồ sơ” trên website Vieclamnhamay.vn: Tại đây. Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bạn đã có hồ sơ xin việc để gửi ngay cho nhà tuyển dụng có nhu cầu. Ngoài ra, nếu may mắn, ứng viên có thể được gọi phỏng vấn ngay khi nhà máy, xí nghiệp thấy hồ sơ của bạn trên đó.
5. Tìm việc ở trang website uy tín
Tìm kiếm địa chỉ trang website uy tín để tìm việc làm là một trong những phương pháp hiệu quả giúp công nhân nam vượt qua nỗi lo thất nghiệp. Bởi lẽ lợi dụng tâm lý nhẹ dạ, cả tin, không ít trang tin đưa tin tức tuyển dụng như: Việc nhẹ, lương cao, không yêu cầu kinh nghiệm, không cần cọc vốn,... Nhưng thực tế lại lừa người lao động để phục vụ cho mục đích cá nhân như bán người sang nước ngoài làm việc trái phép trong sòng bạc hay bán nội tạng,... Nếu không trang bị kiến thức, cập nhật tin tức báo chí hay dễ dàng tin tưởng và dấn thân vào những công việc gắn mác như vậy, người lao động chẳng những tiền mất mà thậm chí còn mất mạng nơi xứ người.
Hiểu được nỗi lo này, website Vieclamnhamay.vn đã ra đời, thường xuyên cập nhật hàng trăm tin tức tuyển dụng uy tín từ các nhà máy, xí nghiệp có quy mô lớn, nhỏ khác nhau trên khắp 63 tỉnh thành cho ứng viên tham khảo. Do đó, nếu bạn muốn tìm việc, đừng ngần ngại truy cập: Tại đây.
Vẫn biết rằng rất nhiều công nhân nam làm việc hăng say, cống hiến cho công việc và làm nên thành quả lớn. Tuy nhiên, một bộ phận lớn công nhân ý thức chưa cao đã làm mất đi ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhà tuyển dụng. Hy vọng trong thời gian tới, họ sẽ hạn chế được những giây phút bốc đồng của bản thân và phấn đấu nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, khẳng định những thế mạnh của mình tốt hơn trong tương lai.
Xem thêm: Những gợi ý học nghề gì cho nam?
Ms. Công nhân