Vì sao nhiều công nhân sản xuất Iphone tìm đến cái chết?
06.07.2017 1753 bientap
“Thành phố chết” là từ mà Brian Merchant – phóng viên The Guardian dùng để mô tả về Long Hoa (Thẩm Quyến, Trung Quốc) – nơi Foxconn đặt nhà máy gia công sản phẩm Iphone. Mỗi năm, có rất nhiều công nhân của nhà máy đã tìm đến cái chết để giải thoát cho chính mình.
Hiện nay, Foxconn là nhà tuyển dụng công nhân lớn nhất Trung Quốc và là đối tác gia công lớn nhất của Apple. Tập đoàn này đang quản lý một nguồn lao động “khủng” với hơn 1,3 triệu người – tương đương với dân số của quốc gia Estonia. Trong đó, có khoảng gần 450 nghìn công nhân đang phụ trách lắp ráp các sản phẩm Iphone của Apple.
Có một thực tế là hàng năm có rất nhiều công nhân làm việc tại đây đã tự tìm đến cái chết. Trước đây, các vụ tự tử đều bị che giấu, nhưng vào năm 2010, khi sự việc một công nhân Foxconn nhảy lầu tự tử vì trầm cảm, áp lực công việc bị báo chí phản ánh thì sự thật đã dần được phơi bày. Năm 2010 ghi nhận 18 trường hợp công nhân tự tử, trong đó 14 người đã chết.
Những năm sau đó, số lượng công nhân tự tử vẫn cứ “đi đều”. Nhiều bức thư tuyệt mệnh để lại đều giải thích lý do họ tìm đến cái chết là vì không thể chịu nổi áp lực công việc, môi trường làm việc khắc nghiệt, chịu nhiều bất công, oan ức…
Nhiều vụ tự tử xảy ra liên tiếp đã khiến nhà lãnh đạo Foxconn lo lắng. Nhưng thay vì điều chỉnh chính sách quản lý, chăm lo đời sống công nhân hơn thì họ lại triển khai lắp đặt lưới chống tự tử bên ngoài khu ký túc, buộc công nhân ký kết không được tự tử khi vào làm việc cho nhà máy.
Steve Jobs – nhà sáng lập Iphone khi còn sống đã từng yêu cầu điều ra làm rõ vấn đề này nhưng phía Foxconn chỉ đưa một câu kết luận đầy sự “vô tâm”: “tỷ lệ công nhân tự tử nằm trong mức trung bình của cả nước”.
Bạn muốn tìm hiểu thêm: Cuộc sống “không như mơ” bên trong nhà máy sản xuất iPhone
“Điều kiện làm việc và môi trường sống bên trong nhà máy này tệ hơn cả sự tưởng tượng. Dù báo chí có đưa tin liên tiếp về các vụ tự tử nhưng dường như chẳng có sự thay đổi nào từ những nhà quản lý. Chúng tôi thường xuyên làm việc trong áp lực nặng nề, tăng ca liên tục trong nhiều giờ, họ cứ hứa tăng lương nhưng khối lượng công việc thì tăng mà lương vẫn y nguyên. Nhiều công nhân không được đóng bảo hiểm xã hội và bị trừ rất nhiều tiền nếu nghỉ việc sớm.” – Anh Xu – một công nhân đã từng làm việc tại nhà máy gia công Iphone cho biết.
Mỗi công nhân tham gia vào quy trình lắp ráp Iphone sẽ đảm nhiệm một công đoạn cố định. Và cứ thế, họ sẽ làm công việc đó liên tục trong nhiều tiếng, nhiều ngày, nhiều tháng và nhiều năm. Điều này không hề dễ dàng đối với những người đã làm việc lâu và càng khó khăn hơn với những nhân viên mới.
Không chỉ là môi trường làm việc, điều kiện ăn ở tại đây cũng là nguyên nhân khiến dẫn đến nhiều vụ tự tử. “Mặc dù cam kết cho chúng tôi ở ký túc miễn phí nhưng thay vào đó họ lại đòi tiền điện, nước với giá trên trời. Mỗi phòng quy định ở tối đa chỉ có 8 người nhưng lúc nào phòng cũng có đến 12 người…”.
Năm 2015, có đến 150 công nhân đứng trên mái nhà ký túc xá đòi tự tử tập thể. Sự việc cũng đã tiếp diễn vào năm 2016, 2017. Foxconn cũng đã nhượng bộ nhưng sau một thời gian thì đâu lại vào đấy.
Một công nhân làm việc cho Foxconn chia sẻ: “Mỗi năm không có người chết thì không phải là Foxconn. Họ tự tử để giải thoát cho chính mình. Chúng tôi không đổ lỗi cho Apple. Chính những nhà quản lý của Foxconn đã gây ra điều này. Thật khó để thay đổi mọi thứ ở đây. Đây không phải là nơi tốt cho con người…”
Xem thêm: Không cần bằng cấp và kinh nghiệm, công nhân có thể làm những công việc gì?
Ms.Công nhân