Việt Nam đối mặt với khủng hoảng lao động chưa từng có sau dịch?

11.10.2021 839 hongthuy95

Ngay khi TP.HCM nới lỏng giãn cách mùa dịch, hàng triệu người tháo chạy khỏi miền Nam hướng về phía Bắc. Nhiều người trong số đó nghẹn ngào cho hay họ từ bỏ miền đất hứa, trở về quê nhà và chắc sẽ không bao giờ quay lại nữa. Điều này phần nào vẽ ra viễn cảnh thiếu hụt đến khủng hoảng lao động 2 miền trước nay chưa từng có…

việt nam đối mặt với khủng hoảng lao động chưa từng có
Hàng triệu người tháo chạy về quê sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách

Từng là điểm vàng sinh kế, sao giờ lại tháo chạy?

Nhìn cảnh hàng triệu người khăn gói đồ đạc lũ lượt kéo nhau rời “thành phố hoa lệ”, không ít người cảm thán: “Sài Gòn giờ dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát, thành phố bắt đầu mở cửa, cơ hội việc làm bắt đầu hé mở. Vậy tại sao lại có hiện tượng dòng người di cư, chạy bằng được về miền Tây hay ra tận Tây Bắc cách hơn 2.000km bất chấp vất vả, hiểm nguy? Họ chạy bằng được, quyết tâm chạy, quyết tâm từ bỏ, quyết tâm về, bốc cả gia đình, vật nuôi lên xe máy để về, bỏ mặc lời kêu gọi của “ai đó”, bỏ qua mọi hứa hẹn phía trước về tương lai việc làm… Không ít người thậm chí đã chua chát nói rằng… không bao giờ quay lại nữa???”

Tại sao vậy?

Sài Gòn vốn là chốn hoa lệ, là miền đất hứa mà bất kể ai cũng có thể tụ hội để tìm sinh kế, dù là kỹ sư, cử nhân hay cả công nhân, lao động phổ thông… thì nay lại không níu giữ được những cá thể từng không còn nơi nào tốt hơn để bám trụ.

Thật ra mình không phải họ nên sẽ rất khó để đưa ra câu trả lời cụ thể và chính xác. Đáp án cũng có thể có nhiều bởi mỗi người sẽ mang một nỗi khổ riêng buộc phải rời đi. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ và sâu, hẳn sẽ nhìn ra được căn bản của cuộc tháo chạy. Một số nguyên nhân đích thị chính là:

- Sự bí bách và ngột ngạt khi tuân thủ “giới nghiêm” cả ngày lẫn đêm trong suốt 38 ngày trong ngôi nhà trọ chật hẹp với nhiều nhân khẩu. Có người hoảng loạn, sợ hãi; kẻ stress, bệnh…

- Sự túng quẫn về tinh thần, thiếu thốn về vật chất vì không việc làm, không thu nhập trong khi mọi khoản sinh hoạt phí như ăn uống - trọ - điện - nước - card điện thoại… vẫn phải bắt buộc chi để sống

- Rồi nguy cơ ai cũng có thể là F0 khi Sài Gòn chạm đỉnh dịch nhiều ngày hơn 10.000 ca mắc mới, đã có người xấu số đến chuyện gặp mặt người thân lần cuối cũng không kịp khiến những kẻ xa quê thất thế càng thêm lo sợ và chực trào ngày được về nhà

- Sự khó khăn của chủ trọ vì bất chấp thu tiền phòng, không cho nợ, có người còn buộc dọn đi ngay mà đi đâu bây giờ

- Sự quan tâm hời hợt, chưa hết người, hết hoàn cảnh của chính quyền địa phương trong chuyện hỗ trợ các gói an sinh, tiền mặt, quà hay chỉ cần trấn an tinh thần công nhân nghèo để họ yên tâm ở lại “đợi” thêm cũng chưa hoặc ít thấy

- Sự hứa hẹn chậm trễ khi quyết tâm rời đi lên đỉnh điểm, niềm tin về ngày ổn định trong công việc và sinh hoạt như trước không còn nhiều… thế là họ về nhà.

- …

Thực tế thì, nếu không bị cấm di chuyển, rất nhiều người đã chọn về quê từ lâu rồi chứ không đợi đến hết ngày 30/9 mới tháo chạy. Viễn cảnh sắp được đi làm, sắp có thu nhập có lẽ giờ không đủ hấp dẫn để khiến họ vượt qua những nỗi sợ vừa mới trải qua mới hôm qua. Thêm nữa, ai đảm bảo rồi dịch sẽ không bùng phát, Sài Gòn sẽ không “giãn cách”, “giới nghiêm” lần nữa…???

việt nam đối mặt với khủng hoảng lao động chưa từng có
Quyết tâm về nhà dù khó khăn hay gian khổ của nhiều công nhân xa quê

Bắc thừa - Nam thiếu trong cuộc khủng hoảng lao động chưa từng có

Ước tính có đến 2,1 triệu người đã và đang tháo chạy khỏi miền Nam hướng về phía Bắc, số khác về các tỉnh miền Tây. Con số thực tế thậm chí còn cao hơn nữa khi thống kê chi tiết và sẽ tăng dần trong thời gian tới. Nhiều người trong số đó về và không có ý định quay trở lại, khả năng cao sẽ tìm việc ngay ở quê, cho gần nhà để nhỡ có chuyện gì (dịch, trở thành F0) thì còn có người thân kề cạnh. Điều này tạo nên thực trạng khủng hoảng lao động lớn: miền Bắc thừa người trong khi miền Nam lại thiếu hụt.

Rồi người lao động sẽ lại lao đao trong công cuộc mưu sinh khi tỷ lệ cạnh tranh tìm việc lớn, cũng sẽ có người tiếp tục túng quẫng rồi lo sợ, khả năng sẽ trở lại nếu có cơ hội - người hài lòng với lựa chọn về quê của mình và hoan hỉ với cuộc sống mới, công việc mới.

Ms. Công nhân

"Mở cửa rồi, về nhà thôi!"

4.4 (484 đánh giá)
Việt Nam đối mặt với khủng hoảng lao động chưa từng có sau dịch? Việt Nam đối mặt với khủng hoảng lao động chưa từng có sau dịch?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 134

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 289

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 140

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Vui sướng và trả lời ngay Job Offer từ nhà tuyển dụng được cho là phản xạ tự nhiên và đầu tiên của hầu hết người tìm việc. Tuy nhiên, hành động này có...

04.04.2024 88