13 câu hỏi nên hỏi Người tham khảo để xác minh thông tin Ứng viên
01.09.2020 2365 hongthuy95
Xác minh thông tin ứng viên là một bước quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp của người tìm việc với vị trí ứng tuyển, cả về chuyên môn lẫn thái độ và trách nhiệm với công việc. Ngoài những câu hỏi được giải đáp trực tiếp tại buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng còn đặt ra nhiều thắc mắc với “người tham khảo” để tham chiếu và xác minh lần nữa.
Tại sao phải xác minh thông tin ứng viên?
Ngoài thông tin cá nhân, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc được thể hiện cụ thể trên CV, nhà tuyển dụng (NTD) cần thiết phải tìm hiểu thêm người ứng tuyển được cho là tiềm năng có thái độ làm việc ra sao, ý thức trách nhiệm trong công việc thế nào, quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên có hòa đồng, thân thiện hay không… nhằm đánh giá tổng quan mức độ phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển. Đó là những câu hỏi từ sơ bộ cho đến chi tiết để tìm hiểu thêm về ứng viên, những điều mà NTD cần tính khách quan bằng cái nhìn của bên thứ 3, thay vì hỏi trực tiếp người được phỏng vấn.
Như vậy, NTD có thể tham chiếu và xác minh mọi thông tin liên quan muốn biết về ứng viên với Người tham khảo nếu muốn.
Xác minh thông tin ứng viên diễn ra khi nào?
Thông thường, việc xác minh thông tin được diễn ra giữa NTD với Người tham khảo (theo danh sách ứng viên cung cấp hoặc NTD tự tìm hiểu để liên hệ bí mật, có thể là Sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ, đối tác cũ từng hợp tác…), thực hiện gần như sau cùng trước khi chính thức gửi offer letter cho ứng viên phù hợp.
Những câu hỏi nên hỏi Người tham khảo để xác minh thông tin Ứng viên?
NTD có thể hỏi bất cứ những gì mình thắc mắc về ứng viên với Người tham khảo phù hợp. Dưới đây là một số câu hỏi hay, có giá trị thường được các HR sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả đánh giá cao:
Cần lưu ý gì khi xác minh thông tin ứng viên?
- Không phải mọi thông tin xác minh với người tham khảo đều khách quan và chính xác 100%
- Xác minh thông tin qua điện thoại mang lại hiệu quả cao nhất, vừa tiết kiệm thời gian, lại có thể dò đoán được phần nào tính chính xác của đánh giá thông qua ngữ điệu giọng nói của người tham khảo
- Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người tham khảo với ứng viên mà NTD cần điều chỉnh và đưa ra những câu hỏi phù hợp. Chẳng hạn như một người Sếp cũ có thể nắm rõ và đánh giá được hiệu suất làm việc của ứng viên, trong khi một đồng nghiệp cũ có thể cung cấp về khả năng và ý thức làm việc đội nhóm của ứng viên đó; hay khách hàng, đối tác cũ sẽ cho biết thái độ và tính linh hoạt, sự chuyên nghiệp của ứng viên trong giao tiếp và đàm phán, xử lý sự cố…
- Nên đánh giá tổng quan mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng, tạm chấp nhận một số kỹ năng còn thiếu nếu đó không phải là yêu cầu tiên quyết cho công việc.
Một ứng viên tiềm năng không chỉ cần giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ mà còn phải có thái độ làm việc tốt, ý thức trách nhiệm với công việc cao. Để đảm bảo không mất thời gian tuyển dụng và đào tạo người mới, NTD nên chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận khâu xác minh thông tin ứng viên nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.
Ms. Công nhân