13 sai phạm chắc chắn người lao động sẽ bị phạt tiền
15.10.2019 1306 vi.vothanh
Tình trạng người lao động vi phạm pháp luật trong quá trình làm việc không còn là điều khan hiếm ở Việt Nam hiện nay. Nhẹ thì cảnh cáo, nhưng nặng thì phải đối diện với nhiều mức phạt khác nhau. Người lao động cần tránh 13 sai phạm chắc chắn sẽ bị phạt tiền dưới đây.
Ở cả môi trường làm việc trong và ngoài nước, nếu chúng ta vi phạm một trong 13 trường hợp này sẽ bị phạt tiền theo những mức quy định cụ thể. Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu thêm để nắm rõ được luật lao động hiện hành của nước ta.

STT |
Hành vi |
Mức phạt |
Căn cứ |
1 |
Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp không đóng BHXH hoặc đóng BHXH không đúng mức quy định |
Bị phạt cảnh cáo hoặc phạt bằng tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm |
Khoản 19, Điều 1, NĐ 88/2015/NĐ-CP |
2 |
Kê khai thông tin cá nhân trong BHXH không đúng sự thật hoặc sửa chữa một số nội dung trong BHXH, BH thất nghiệp để trục lợi |
Phạt tiền: 500.000 – 1.000.000đ |
Khoản 1, Điều 23, NĐ 95/2013/NĐ-CP |
3 |
Kích động, lôi kéo, ép buộc người khác đình công hoặc cản trở việc đình công. |
Phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 triệu đồng |
Khoản 2, Điều 23, NĐ 95/2013/NĐ-CP |
4 |
Cố tình cản trở những người không tham gia đình công đi làm việc |
Phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng |
Khoản 2, Điều 23, NĐ 95/2013/NĐ-CP |
5 |
Kiên quyết tham gia đình công trong khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của các cấp lãnh đạo từ Tỉnh trở lên |
Phạt cảnh cáo tùy theo mức độ |
Khoản 1, Điều 23, NĐ 95/2013/NĐ-CP |
6 |
Khi có lệnh của doanh nghiệp để tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động mà không tham gia thực hiện |
Phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng |
Khoản 13, Điều 1, NĐ 88/2015/NĐ-CP |
7 |
Làm hư hỏng thiết bị, tài sản máy móc trong quá trình lao động |
Trường hợp tổng thiệt hại không nghiêm trọng thì bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường. |
Khoản 1, điều 130, Bộ luật Lao động |
8 |
Khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hoặc sự cố nguy hiểm mà không báo cáo với người có trách nhiệm |
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức từ 500.000 - 1.000.000 đồng |
Khoản 13, Điều 1, NĐ 88/2015/NĐ-CP |
9 |
Có hành vi thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề để làm giả hồ sơ nhằm trục lợi tiền hỗ trợ học nghề (trường hợp có thẻ học nghề và được trợ cấp chi phí ăn uống, đi lại) |
Nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm |
Khoản 20, Điều 1, NĐ 88/2015/NĐ-CP |
10 |
Người lao động đã có việc làm nhưng không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm để hưởng trợ cấp thất nghiệp nhiều hơn thực tế |
Phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng |
Khoản 20, Điều 1, NĐ 88/2015/NĐ-CP |
11 |
Đi xuất khẩu lao động nhưng không thực hiện theo quy định như: Bỏ trốn khỏi nơi làm việc, ở lại làm việc trái phép khi đã hết thời gian lưu trú, vẫn nhập cảnh nhưng không đến làm việc như đã ký kết… |
Phạt từ 80.000.000 – 100.000.000 đồng |
Khoản 2, Điều 35, NĐ 95/2013/NĐ-CP |
12 |
Cố tình sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn để làm việc tại nước ngoài |
Trục xuất về nước theo quy định của nước sở tại |
Khoản 15, Điều 1, NĐ 88/2015/NĐ-CP |
13 |
Lôi kéo, dụ dỗ người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái với pháp luật |
Phạt từ 80.000.000- 100 triệu đồng |
Khoản 2, Điều 35 NĐ 95/2013/NĐ-CP |
Có thể thấy rằng, mức phạt của những con số trên đây không hề nhỏ đối với tiền lương của người lao động hiện nay ở nước ta. Vậy nên, trong bất cứ môi trường nào, chúng ta cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành quy định của doanh nghiệp cũng như pháp luật để bản thân không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
Xem thêm: 5 Quy định về ngày nghỉ phép hàng năm người lao động cần biết
Ms. Công nhân