3 Khó khăn phiên dịch tiếng Nhật thường gặp phải
21.08.2018 3158 hongthuy95
Phiên dịch tiếng Nhật là một trong những công việc phiên dịch “kén” nhân sự nhất hiện nay tại Việt Nam vì tồn tại nhiều khó khăn, thách thức trong nghề. Bài viết này, Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ 3 khó khăn mà phiên dịch viên (PDV) tiếng Nhật thường gặp nhất để những ai có ý định theo học hoặc tìm việc phiên dịch tham khảo và ra quyết định
Bạn có biết những khó khăn mà phiên dịch tiếng Nhật gặp phải là gì?
Nhu cầu việc làm phiên dịch tiếng Nhật hiện nay tại Việt Nam
Không thể phủ nhận rằng nhu cầu tìm kiếm PDV nói chung và PDV tiếng Nhật nói riêng tại Việt Nam là vô cùng lớn, xuất hiện nhiều ở những doanh nghiệp hợp tác quốc tế hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, thị trường Việt Nam đã và đang thu hút số lượng lớn đầu tư FDI từ Nhật Bản khiến nhu cầu tìm kiếm các PDV tiếng Nhật chuyên nghiệp càng trở nên “ráo riết” hơn cả.
Là một PDV tiếng Nhật, bạn có thể đạt được những ích lợi bất ngờ mà nghề phiên dịch mang lại như: sở hữu mức lương khủng - cơ hội việc làm cao - mở rộng các mối quan hệ - thường xuyên tiếp cận và khám phá kiến thức mới - có cơ hội gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng hoặc có tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực nhất định… chính những ích lợi mang tính bề nổi này đã dẫn đến thực trạng rất nhiều sinh việc đổ xô lựa chọn chuyên ngành ngôn ngữ Nhật để trở thành PDV. Tuy nhiên, trên thực tế nghề phiên dịch tiếng Nhật vẫn còn đó những khó khăn mà không phải ai cũng có đủ khả năng và bản lĩnh để vượt qua.
Nhu cầu tuyển dụng phiên dịch tiếng Nhật tại Việt Nam vô cùng lớn nhưng chất lượng ứng viên đạt yêu cầu lại không nhiều
Những khó khăn mà nghề phiên dịch tiếng Nhật mang lại
- Tiếng Nhật là ngôn ngữ rất khó học
Không ai có thể phủ nhận rằng tiếng Nhật là một ngôn ngữ vô cùng khó học, khó từ cách viết cho đến cách nói. Hầu hết sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Nhật đều gặp khó khăn trong cách phát âm, học từ vựng và ngữ pháp bởi sự đa dạng các kiểu chữ/ bộ chữ như chữ Hán tự (chữ Kanji) , bảng thuần Nhật (chữ Hiragana), bảng chữ cái phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật (chữ Katakana).
Để trở thành PDV tiếng Nhật, đầu tiên bạn phải học thuộc 3 bảng chữ cái kể trên rồi mới học tiếp đến các từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu… quá trình này cần một thời gian dài để học tập và rèn luyện, do đó, rất nhiều người đã nản chí và từ bỏ trước khi có thể thuần thục tiếng Nhật như người bản xứ.
- Khó khăn trong việc sử dụng kính ngữ Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng đề cao tính nguyên tắc và lịch sự. Vì vậy, khi giao tiếp, phiên dịch với đối tác Nhật Bản, PDV phải đặc biệt chú ý đến kính ngữ (hình thức giao tiếp thể hiện sự tôn trọng giữa cấp dưới với cấp trên, với người thân thiết, người đã quen từ lâu…). Hiện Nhật Bản có rất nhiều loại kính ngữ như tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ, cách nói lịch sự. Chẳng hạn, cũng với cách nói câu xin lỗi cho cùng một vấn đề nhưng người nam nói khác, người nữ nói khác, người nhỏ tuổi nói với người lớn sẽ khác với người lớn nói với người nhỏ tuổi hơn.
PDV cần đặc biệt chú ý trong cách sử dụng kính ngữ khi giao tiếp, phiên dịch với đối tác người Nhật
Ngoài ra, PDV tiếng Nhật cũng phải lưu ý đến tác phong nghề nghiệp về trang phục, tư thế đứng/ ngồi, cử chỉ thái độ phiện dịch...
- Khó nắm bắt tâm lý người Nhật
Một trong những kỹ năng phiên dịch quan trọng nhất là nắm bắt tâm lý khách hàng để dự đoán ý nghĩa lời dịch cũng như lựa chọn từ để dịch phù hợp nhất. Việc hiểu họ chính là tiền đề giúp buổi dịch diễn ra suôn sẻ và thành công.
Tuy nhiên, để phần nào hiểu được tâm lý con người, văn hóa Nhật Bản, không còn cách nào khác là phải giao tiếp thật nhiều với người bản địa; đồng thời không ngừng tìm hiểu văn hóa Nhật, cập nhật những tin tức mới qua các trang báo, mạng Internet; tham gia các câu lạc bộ về nghề phiên dịch tiếng Nhật để trao đổi, học hỏi lẫn nhau…
Ms. Công nhân