3 Phương pháp rèn luyện trí nhớ tạm thời cho Phiên dịch viên
23.11.2018 4346 hongthuy95
Trí nhớ tạm thời là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất trong công việc của các phiên dịch viên, nhất là PDV dịch nối tiếp. Việc lắng nghe và ghi nhớ nội dung thông tin của cả một đoạn hội thoại, đoạn phát biểu dài của diễn giả (khách hàng) và dịch lại chính xác, đầy đủ ngay sau đó là điều không dễ dàng. Vậy làm thế nào để tăng cường trí nhớ tạm thời cho phiên dịch viên? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Vieclamnhamay.vn.

Trí nhớ tạm thời là gì?
Đặc thù công việc của nghề phiên dịch yêu cầu các phiên dịch viên phải ghi nhớ và sử dụng chính xác hàng nghìn từ vựng, bao gồm cả từ vựng chuyên ngành và vô số những thông tin liên quan khác. Do đó, sẽ thật khó để ép buộc bộ não ghi nhớ quá nhiều thông tin, kể cả những thông tin không liên quan. Khi đó, họ thường quy định não bộ ghi nhớ tạm thời. Vậy trí nhớ tạm thời là gì?
Trí nhớ tạm thời là hoạt động của não bộ ghi nhớ một lượng thông tin nhất định đã được xử lý trong một thời gian ngắn; trí nhớ này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi con người cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức.
Như vậy, khi dịch nối tiếp, các phiên dịch viên sẽ ghi nhớ tạm thời những nội dung thông tin mà diễn giả nói rồi dịch ra ngôn ngữ đích ngay sau đó. Những thông tin quan trọng sẽ được giữ lại có chủ đích và chuyển sang trí nhớ dài hạn, những thông tin không quan trọng sẽ biến mất để tạo chỗ trống và sự thoải mái cho não bộ ghi nhớ tiếp những lượt thông tin tiếp theo phục vụ cho công việc. Ngoài ra, việc tăng cường trí nhớ tạm thời cũng giúp người phiên dịch cải thiện khả năng và phong cách nói: tự tin, rõ ràng và trôi chảy hơn…
Phương pháp rèn luyện trí nhớ tạm thời cho phiên dịch viên
Để tăng cường trí nhớ tạm thời và phong cách nói, phiên dịch viên nên luyện tập theo các lời khuyên được chuyên gia và phiên dịch viên nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ sau đây:
- Dịch báo chí
Lấy một bài báo có độ dài khoảng 75-100 từ rồi nghiên cứu nó trong khoảng 1 phút, sau đó thực hiện nhắc lại nội dung bài báo đó một cách từ từ và chính xác nhất có thể. Một ý tưởng hay là bạn có thể sử dụng một chiếc máy ghi âm hay điện thoại di động ghi lại những gì mình nói và kiểm tra lại thông tin, cách phát âm, phong cách nói và giọng nói…

- Dịch từ một đoạn hội thoại
Nhờ một người bạn (đồng nghiệp) đọc thật rõ ràng và chậm rãi một đoạn khoảng 300- 400 từ rồi tóm tắt và tái tạo lại đoạn đó một cách chính xác và đầy đủ nhất
- Dịch qua đài
Ghi một đoạn ngắn bằng một ngôn ngữ từ đài phát thanh và thực hiện dịch càng nhiều càng tốt hoặc thực hiện dịch ngược lại cho một đoạn khác.
Ngoài ra, để có thể luyện tập khả năng ghi nhớ một cách hiệu quả, phiên dịch viên phải đảm bảo áp dụng một số nguyên tắc luyện tập như:
- Tập trung cao độ để hiểu vấn đề
- Liên tưởng đến những vấn đề hay sự vật, hình ảnh có liên quan
- Giữ trạng thái lạc quan, thoải mái nhất có thể cho não bộ và tinh thần
- Lặp đi lặp lại những vấn đề cần ghi nhớ
- Liên tục cập nhật và học hỏi những từ mới
…
Hy vọng những chia sẻ của Vieclamnhamay.vn trên đây sẽ giúp các phiên dịch viên tìm ra được phương pháp rèn luyện trí nhớ để phục vụ công việc. Ứng viên tìm việc phiên dịch cũng nên trang bị các phương pháp này để ứng dụng vào công việc thực tế trong tương lai.
Ms. Công nhân