4 mẹo hạn chế phồng rộp chân khi mang giày bảo hộ

04.07.2022 714 doantrangbc

Giày bảo hộ là loại giày chuyên dụng dùng cho lao động làm việc trong môi trường có tính chất nguy hiểm như: công trình xây dựng, cơ khí, xưởng gỗ, khai thác khoáng sản…., được thiết kế bằng các chất liệu bền bỉ với cấu tạo cứng cáp nhưng vẫn đảm bảo an toàn và thoải mái cho người sử dụng.

4 mẹo hạn chế phồng rộp chân khi mang giày bảo hộ
4 mẹo hạn chế phồng rộp chân khi mang giày bảo hộ

 Công dụng của giày bảo hộ

Với những môi trường làm việc như xưởng cơ khí, công trình đang thi công sẽ tiếp xúc với rất nhiều vật nhọn, các chất liệu nguy hiểm việc mang giày bảo hộ sẽ giúp bảo vệ đôi chân của bạn, giảm  thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Thiết kế chuyên biệt cùng chất liệu đặc biệt mang lại các tính năng bảo hộ vượt trội: chống thấm nước, chống trơn trượt, chống xuyên đâm, cách điện, chịu nhiệt… từ đó bảo vệ tối đa, nâng cao hiệu quả, năng suất công việc.

Xem thêm:  Danh mục đồ bảo hộ lao động cho công nhân - kỹ sư xây dựng

4 mẹo nhỏ hạn chế phồng rộp chân khi mang giày bảo hộ 

Hiện tượng phồng rộp là những vết phồng trên da chứa chất lỏng có kích thước khác nhau thường hình thành ở gót chân hoặc lòng bàn chân.

Nguyên nhân dẫn đến phồng rộp da chủ yếu do các yếu tố: ma sát, nhiệt độ và mồ hôi. 

Đặc biệt những người mang giày bảo hộ thường xuyên gặp phải tình trạng này do đặc trưng công việc đi lại nhiều, tiếp xúc với môi trường nóng ẩm. Cùng tham khảo 4 mẹo nhỏ giúp hạn chế phồng rộp chân khi mang giày bảo hộ:

1. Mang giày vừa chân

Một đôi giày vừa chân sẽ đem lại sự thoải mái cho người mang. Nếu giày quá chật gây chèn ép các đầu ngón chân, máu huyết khó lưu thông. Giày rộng sẽ khó khăn khi di chuyển, làm tăng ma sát với giày nhiều hơn khi nhấc gót.

Giày bảo hộ hay các vật dụng bảo hộ khác như mũ, quần áo, găng tay…thường được các doanh nghiệp trang bị, cung cấp cho người lao động, vì vậy không tránh khỏi những nhầm lẫn về kích cỡ, nếu nhận được một đôi giày rộng hay chật hơn kích thước chân hãy phản ánh lại với người quản lý, đừng cố gắng mang một đôi giày không phù hợp.

2. Chọn tất (vớ) chất lượng tốt

Đây là phương pháp tốt giúp bảo vệ đôi chân của bạn. Mang vớ giúp da chân hạn chế tiếp xúc với bề mặt giày bảo hộ trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên cần lưu ý chọn vớ có chất lượng tốt, vừa vặn, chất liệu thân thiện, êm chân, thấm hút mồ hôi.

Hiện nay trên thị trường còn xuất hiện các loại vớ chuyên dụng được làm từ chất liệu polyester, coolmax, drymax,… với các tính năng bảo vệ tối ưu hơn, phù hợp với vận động viên thể thao hay những người hoạt động nhiều.

3. Không sử dụng giày bảo hộ trong giờ nghỉ ngơi

Hãy để cho bàn chân được “thở” vào giờ nghỉ, kiểm tra bàn chân sau mỗi giờ nghỉ để chắc chắn rằng chân bạn không có các vết trầy xước hoặc tất (vớ) không quá ẩm ướt do mồ hôi. 

4. Massage chân

Sau một ngày làm việc dài hãy thử thư giãn đôi chân bằng cách massage hay ngâm chân trong nước ấm, điều này giúp lưu thông khí huyết giảm thiểu các vết chai chân, hạn chế được tình trạng phồng rộp đồng thời giúp cơ thể thoải mái hơn.

4 mẹo hạn chế phồng rộp chân khi mang giày bảo hộ
Vết phồng rộp chân gây khó chịu

Cách chữa phồng rộp chân

Các vết phồng rộp tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được xử lý sẽ gây nên khó chịu và để lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng.

  • Vệ sinh, rửa sạch vùng da xung quanh vết phồng rộp.

  • Nếu vết rộp lớn gây khó khăn trong sinh hoạt bạn có thể làm vỡ bằng cách sử dụng cây kim đã được khử khuẩn chọc vào vết phồng rộp để các chất dịch chảy ra ngoài, không nên bóc lớp da bị rộp ra vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.

  • Sau khi lau sạch dịch trong vết phồng nên dùng dung dịch sát khuẩn povidine (cồn iod) để sát khuẩn lại vết thương.

  • Băng gạc bảo vệ nốt phồng sau khi đã sát khuẩn sạch sẽ, cần chú ý không băng quá chật và kiểm tra, sát khuẩn, thay băng gạc hằng ngày cho vết thương. 

Đối với quá trình xử lý vết phồng rộp đã vỡ nên chú ý vệ sinh ở tất cả các bước, khử khuẩn dụng cụ bằng dung dịch cồn hoặc nước sôi để tránh vết thương bị nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra các vết phồng rộp nhỏ không quá khó chịu có thể để cho vết rộp từ lành, nhớ giữ vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc vào vết phồng rộp.

Ms Công Nhân

4.9 (379 đánh giá)
4 mẹo hạn chế phồng rộp chân khi mang giày bảo hộ 4 mẹo hạn chế phồng rộp chân khi mang giày bảo hộ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy, xí nghiệp!

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy,...

An ninh trong môi trường sản xuất không chỉ đảm bảo sự an toàn cho nhân viên mà còn bảo vệ thiết bị và tài sản của doanh nghiệp. Việc kiểm tra và bảo...

25.01.2024 76

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Trong môi trường công nghiệp, an toàn là ưu tiên hàng đầu, và khả năng xử lý sự cố cháy là một kỹ năng quan trọng. Việc đào tạo nhân viên kỹ thuật xử...

25.01.2024 100

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chuộng nhất hiện nay!

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chu...

Tình hình thực tế những năm gần đây, hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Có lẽ vì vậy, hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đóng...

25.01.2024 59

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà m...

Lựa chọn đúng hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy là một chiến lược quan trọng đối với sự an toàn và hiệu quả của doanh nghiệp. Những hệ thống n...

25.01.2024 72