5 cách để công nhân thôi không than nghèo nữa

17.05.2022 1091 hongthuy95

Công nhân là đối tượng lao động được xếp vào nhóm có thu nhập thấp nhất. Vì thế, chuyện họ than nghèo, than thiếu thốn là dễ hiểu. Tuy nhiên, không ít cá nhân lại xây được nhà, mua được xe sau nhiều năm chăm chỉ làm việc và tích góp phần dư. Khi đó, hẳn họ sẽ thôi không than nghèo nữa.

cách để công nhân thôi không than nghèo nữa

Bạn có đang than nghèo khổ mỗi ngày?

Công nhân mặc định có cuộc sống kham khổ?

Đúng là công nhân hay được gắn mác “công việc giản đơn với mức lương thấp”. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng khổ nếu nỗ lực trong công việc để được xét tăng lương, thăng chức hay tính toán trong chi tiêu, sinh hoạt để sống đủ đẩy, thậm chí có dư.

“Ai bảo công nhân lương thấp chứ công ty tôi thì không. Bởi, lương chỉ là một phần, đa số công nhân ai cũng “cày” đêm để tăng thu nhập và siêng đi làm để nhận đủ các khoản phụ cấp. Trong chuyền, thu nhập của tôi vào hàng cao, cùng với vài anh chị em khác, mức 9 triệu đồng/tháng, có tháng cuối năm lên đến 13 triệu cũng là chuyện thường tình. Đó là chưa kể thưởng năng suất, thưởng nóng, thưởng thâm niên, thưởng tết, lương tháng 13… Số tiền này được chia ra nhiều khoản để chi tiêu, còn lại cũng có dư chừng vài triệu mỗi tháng, nếu không có phát sinh tiệc tùng, hiếu hỉ, đau ốm...” - chị Mai, công nhân giày da một công ty lớn tại Bình Dương cho hay.

“Chuyện công nhân ăn khổ, sống khổ xưa rồi. Nay mức sống của chúng tôi được cải thiện nhiều lắm. Đúng là không dư dả nhiều do phải chi nhiều khoản, lại chưa có nhà riêng, phải phụ giúp gia đình nhưng nhìn chung, thu nhập hàng tháng 6-7 triệu cũng đủ sống” - chia sẻ của chị Cúc, công nhân may thuộc KCN ở Đồng Nai.

Nói như thế để thấy rằng, không hẳn ai thu nhập chưa cao cũng than sống khổ. Người giỏi tính toán để cân đối chi tiêu sẽ ít khi than thở về điều kiện sống của họ. Dĩ nhiên, nỗ lực để có mức thu nhập cao hơn, cho cuộc sống thoải mái hơn vẫn luôn là mục tiêu phấn đấu mỗi ngày.

Công nhân làm gì để thôi không than nghèo nữa?

Dù thực dụng nhưng để thôi không than nghèo, than khổ, hầu hết đều hướng đến mức lương tốt, thu nhập cao, điều kiện sống đảm bảo. Để làm được điều này, hãy:

+ Chọn công ty trả lương và chế độ tốt để làm

Đây là cách tiên quyết và thực tế nhất cần có nếu muốn thu nhập hàng tháng của mình cao hơn, tâm lý và mức sống ổn định hơn. Bởi, lương cao giúp thoải mái trong chi tiêu, chế độ tốt mang đến những môi trường làm việc đầy năng lượng tích cực cũng như nhiều khoản phụ cấp thiết thực và cần thiết… Khi cả điều kiện vật chất và tinh thần đều được đáp ứng, công nhân sẽ có nhiều động lực để phấn đấu và gắn bó lâu dài với công việc lẫn công ty đang làm hơn; từ đó tiến đến gần hơn với mốc tăng lương hay thăng chức, cho mức lương và đãi ngộ tốt hơn nữa thay vì nhàm chán, đổi việc và bắt đầu với vị trí nhân viên mới chưa có thành tựu và thâm niên.

cách để công nhân thôi không than nghèo nữa

Nhiều công việc cho thu nhập tốt giúp công nhân xây được nhà, mua được xe

+ Tuân thủ nghiêm kế hoạch chi tiêu hàng tháng

Mọi công nhân ổn định tài chính đều cho hay họ luôn lập sẵn kế hoạch chi tiêu cụ thể hàng tháng và tuân thủ nghiêm kế hoạch đó. Dĩ nhiên, vẫn dành ra một khoản ít mỗi tháng dùng vào những trường hợp phát sinh như thuốc thang lúc đau ốm, thăm bệnh, mừng cưới, đi tiệc sinh nhật hay cúng ma chay… Nhờ vậy, họ quản lý được dòng tiền hiện có, tránh tiêu quá tay khi vừa nhận lương để rồi thiếu hụt vào cuối tháng; hay thoải mái chi mà không để ra một khoản dư nào suốt 1 năm làm việc chăm chỉ, dù thu nhập hàng tháng vào khoảng 8-9 triệu đồng (đã tính tăng ca).

+ Nhất định phải có một khoản tích lũy

“Ít cũng được nhưng nhất định mỗi tháng phải để ra được một khoản” là khẳng định của một nữ công nhân may vừa sắm cho mình chiếc vision mừng sinh nhật tuổi 27 của chính cô, sau 3 năm chăm chỉ làm việc. Cô cho biết mình nhận được mức lương 6,8 triệu đồng/tháng, sau khi trừ hết các khoản chi thiết yếu thì còn khoảng 3,5 triệu, để dư 2,5 triệu còn 1 triệu bỏ ví phòng chi phát sinh. Tháng nào tăng ca nhiều, được tăng lương, thưởng năng suất, thưởng lễ thì thu nhập cao hơn, tiền để dành cũng được thêm vào một chút. Cứ thế, cô để dư ra được vài chục triệu để mua sắm quà lớn cho bản thân và gửi về quê phụ giúp bố mẹ già sắm sửa Tết.

+ Làm thêm một công việc nào đó

Không ít công nhân tranh thủ làm thêm một công việc ngoài đó để tăng thu nhập. Có thể ngoài giờ hoặc song song với công việc chính nếu không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Shipper, xe ôm công nghệ, kinh doanh online, bán đồ ăn vặt, làm đồ handmade, nhận may gia công tại nhà, sửa quần áo… là những công việc giản đơn được nhiều người chọn làm.

cách để công nhân thôi không than nghèo nữa

Nếu được, hãy làm thêm một công việc khác để tăng thu nhập!

+ Đầu tư thông minh để tiền đẻ ra tiền

Có nhiều cách để “tiền đẻ ra tiền”. Người mua vàng lúc giá thấp rồi đợi vàng lên giá để bán với giá cao, lời ra khoản chênh lệch. Người mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng để nhận lãi. Người lại chi tiền đầu tư, kinh doanh thêm mảng nào đó để sinh lời. Người hiểu biết và mạo hiểm hơn thì thử sức với bất động sản hay chứng khoán… Làm gì cũng được nhưng phải có tiềm năng sinh lời, nếu không, tiền tích lũy khổ sở lại mất toi.

Tìm cách tăng thu nhập để sống thoải mái hơn là nhu cầu chính đáng của con người, nhất là với công nhân thu nhập thấp. Hy vọng những gợi ý trên đây là hữu ích để bạn tham khảo để có ý tưởng “làm giàu” cho chính mình, thôi không than nghèo mỗi ngày nữa.

Ms. Công nhân

4.7 (847 đánh giá)
5 cách để công nhân thôi không than nghèo nữa 5 cách để công nhân thôi không than nghèo nữa

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30229

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3674

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2478

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6615