8 bước cơ bản trong quy trình phiên dịch chuẩn
01.10.2018 6937 hongthuy95
Bạn là phiên dịch viên (PDV) mới vào nghề và đang bối rối trước buổi phiên dịch đầu tiên. Bạn chưa biết phải bắt đầu chuẩn bị tài liệu gì hay dịch như thế nào cho đúng? Bài viết dưới đây của Vieclamnhamay.vn sẽ chia sẻ 8 bước dịch chuẩn từ khi nhận tài liệu đến khi tham gia buổi dịch để bạn tham khảo và áp dụng nếu cần
* Lưu ý: bài viết chia sẻ quy trình phiên dịch trong trường hợp PDV nhận được tài liệu tham khảo từ diễn giả về nội dung sẽ dịch trong buổi dịch sắp tới.
Quy trình 7 bước phiên dịch chuẩn
#1. Đọc qua toàn bộ tài liệu 1 lần
Việc làm này giúp PDV bước đầu xác định được nội dung cần dịch, làm quen với ý tưởng và ý đồ mà diễn giả muốn truyền tải đến người nghe; từ đó, có cái nhìn tổng quan về những gì sẽ diễn ra trong buổi dịch chính thức.
Hãy đọc thật kỹ tiêu đề - đọc lướt nội dung bản tài liệu - ghi chép lại những nội dung chính yếu
#2. Nhận diện từ và những từ khó dịch
Hãy khoanh tròn những từ/ cụm từ khó dịch, kể cả những câu thành ngữ và tìm đến những công cụ trợ giúp để hiểu chính xác nghĩa của chúng. Lưu ý: cần đảm bảo vừa dịch đúng nghĩa, vừa dịch đúng ngữ cảnh
#3. Xác định văn phong của tài liệu
Chỉ khi xác định được văn phong của tài liệu, PDV mới xác định đúng ngữ cảnh, ý đồ mà tác giả muốn diễn đạt trong lời nói; từ đó, luyện tập cách dịch, cách sử dụng từ, âm điệu như thế nào cho hợp lý.
#4. Sắp xếp lại trật tự các câu dịch
Mỗi ngôn ngữ sẽ có cấu trúc ngữ pháp không giống nhau, việc dịch word-by-word là không phù hợp khi làm công việc phiên dịch. Hãy chắc chắn câu dịch của bạn là đúng ngữ pháp, đúng văn tự, ngữ cảnh của ngôn ngữ đích bằng cách cố gắng sắp xếp lại trật tự câu dịch cho chuẩn xác nhất.
Muốn làm được điều này, trước hết hãy đảm bảo dịch chuẩn từng từ, câu văn cần dịch - sắp xếp lại câu dịch và thay đổi nghĩa cả câu sao cho phù hợp với nội dung và ngữ cảnh dịch - ghi chú lại những thành ngữ, câu từ khó nhớ để áp dụng cho những lần gặp sau
#5. Dịch hoàn chỉnh tài liệu
Tài liệu là cơ sở quan trọng hỗ trợ công việc của PDV trong buổi dịch chính thức. Việc dịch hoàn chỉnh tài liệu khiến bạn tự tin và linh hoạt hơn khi dịch chính thức.
#6. Chuẩn bị thật kỹ cho buổi dịch
Dù đã được nhận tài liệu về nội dung cần được dịch nhưng không phải diễn giả sẽ nhất nhất nói và diễn đạt theo những gì đã soạn. Trong một số trường hợp, do tác động của tâm lý hay khách mời, diễn giả có thể đột ngột thay đổi nội dung lời nói. Do đó, để không bị “đơ”, PDV cần trang bị sẵn vốn từ, sự hiểu biết liên quan đến lĩnh vực sắp phiên dịch để sẵn sàng ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra trong buổi dịch
#7. Phiên dịch
Mọi sự chuẩn bị là vô ích nếu bạn không thể hiện tốt trong buổi dịch. Hãy tận dụng hết mọi thứ đã có, lắng nghe thật kỹ lời diễn giả, phân tích và dịch chính xác nội dung và ý đồ của tác giả.
#8. Khảo sát phản hồi sau buổi dịch
Nhiều PDV mới vào nghề thường kết thúc quy trình phiên dịch ở bước thứ 7. Vậy bạn làm thế nào để biết bài dịch của mình có thực sự hiệu quả hay không? Cách tốt nhất là hỏi ý kiến khách hàng và những khách mời quan trọng nếu được. Người nghe trực tiếp và cảm nhận sẽ cho bạn biết kết quả chính xác nhất về năng lực hiện tại của bạn.
Mỗi PDV sẽ tự xây dựng cho mình một quy trình phiên dịch riêng; tuy nhiên, để đảm bảo có được bản dịch chuẩn, chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng quy trình tối thiểu 8 bước phiên dịch cơ bản như trên. Hy vọng những thông tin mà Vieclamnhamay.vn vừa chia sẻ sẽ hữu ích với PDV mới vào nghề hay ứng viên tìm việc phiên dịch quan tâm tìm hiểu về kiến thức liên quan đến nghề phiên dịch.
Ms. Công nhân